GS Nguyễn Lân Hùng: Việc tỉa cành là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây Mắc-ca

Phương Nga - Hương Lan Chủ nhật, ngày 05/07/2020 17:44 PM (GMT+7)
Cây Mắc-ca vốn là cây công nghiệp đem lại hiệu quả cao, nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì khi trồng cây bà con cần lưu ý đến những yếu tố kỹ thuật như bón phân, tỉa cành hay tưới nước,… Đây đều là những công đoạn quan trọng quyết định năng suất tạo quả của cây.
Bình luận 0


GS Nguyễn Lân Hùng: Việc tỉa cành là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây macca  - Ảnh 1.

Cây macca được trồng nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc.

Macca là loại cây ăn quả thân gỗ thuộc nhóm quả hạnh có vỏ cứng nhân dùng trực tiếp làm thực phẩm hoặc chế biến bánh kẹo mỹ phẩm. Nhân của hạt macca có hàm lượng dầu lên tới 78% cao hơn hầu hết các loại hạt điều, đậu phộng hay hạnh nhân. Giá bán hạt macca trên thế giới từ 2 – 3 $/kg hạt thô tương đương 40.000đ – 60.000đ/kg

Macca là loại cây cứu đói cho bà con nông dân ở nhiều vùng trên cả nước

Macca đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên để có hiệu quả cao nhất vẫn cần chú ý đến công đoạn cắt cành tạo tán. Đây là công đoạn quan trọng quyết định năng suất và sự sinh trưởng phát triển của cây. Cành cây không bị gãy đổ khi có gió lớn, vườn cây không rậm rạp hạn chế được sâu bệnh phát triển và tấn công.

GS Nguyễn Lân Hùng: Việc tỉa cành là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây macca.

Cũng theo GS Nguyễn Lân Hùng: khi áp dụng kỹ thuật cắt cành tạo tán cho cây mắc ca thì tùy vào loại giống mắc ca ghép hoặc là giống mắc ca thực sinh mà bà con cần áp dụng biện pháp cắt cành cùng với tạo hình khác nhau.

Phương pháp cắt cành tạo tán đối với cây mắc ca thực sinh

Đối với giống mắc ca thực sinh cây có khả năng phân cành cao bộ tán không phát triển rộng mà chủ yếu phát triển về chiều cao. Cho nên công đoạn tạo hình cho cây giai đoạn 2 – 3 năm đầu tiên sau khi trồng rất quan trọng, hộ trồng mắc ca cần chủ động việc phân cành cấp 1 và phân nhánh một cách hợp lý nhất giúp cây định hình theo quy chuẩn.

+ Bấm ngọn lần 1: Thực hiện bấm ngọn lần đầu tiên là thời điểm 8 tháng sau khi trồng, thực hiện bấm ngọn vào đầu mùa mưa, điểm bấm ngọn chúng ta chọn là cách mặt đất 60-80 cm mục đích để cây phát sinh cành cấp 1. Đối với giống M. intergrifolia cây tự phân cành thành 3 nhánh nhưng nếu chúng ta bấm ngọn thì từ chỗ bấm ngọn này sẽ mọc thêm nhiều cành hơn nữa về nhiều hướng khác nhau. Chúng ta cần định hình cho cây chỉa về 3 hướng khác nhau giúp bộ tán của cây thêm cân đối.

+ Bấm ngọn lần 2: Khi cây phát sinh cành cấp 1 chúng ta tiếp tục thực hiện việc bấm ngọn lần 2 đối với cành cấp 1 vị trí bấm ngọn cách thân chính 70-80cm giúp cây phát sinh cành cấp 2. Ngay chỗ bấm ngọn cây bắt đầu phát sinh thêm nhiều cành và lúc này hộ trồng cũng tiếp tục chọn lựa ra 3 cành cấp 2 mọc chĩa theo 3 hướng khác nhau nhầm tạo ra một bộ tán cân đối hơn nữa cho cây.

+ Bấm ngọn lần 3: Với lần thứ 3 thì tùy thuộc và khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mà chúng ta có nên áp dụng việc tạo hình lần 3 và vị trí bấm ngọn trên cành cấp hai cách thân chính 80-90 cm hay là không. Ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi và hộ trồng có khả năng chăm sóc tốt thì nên bấm ngọn lần 3 còn nơi nào không có điều kiện như trên thì không nên bấm ngọn lần 3.

Phương pháp cắt cành tạo tán đối với cây mắc ca ghép

GS Nguyễn Lân Hùng: Việc tỉa cành là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây macca  - Ảnh 4.

Tỉa cành cho macca là yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Cắt cành tạo tán cho cây mắc ca ghép bà con cần nắm đặc điểm của giống cây ghép, đặc tính sinh trưởng của cây mắc ca khả năng phân cành thấp hơn so với cây thực sinh. Vì vậy việc tạo hình cho cây hộ trồng sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian nhưng khi cây ghép phân cành cao và vị trí cách 1m so với mắt đất thì cần bấm ngọn lần 1 ở vị trí 60-80cm các bước thực hiện giống như bấm ngọn cho cây thực sinh ở trên.

Những cành mọc tại vị trí cách gốc cây tầm 60 cm trở xuống thì cần cắt bỏ chúng đi và thây vào đó là tạo hình để tránh việc chồi vượt mọc ở đây.

Thời điểm cần quan tâm nhất đến việc cắt và tạo hình cho cây mắc ca đó chính là thời điểm 2-3 năm đầu, cây cần cắt tỉa tạo tán để có được bộ tán cây cân đối nhất. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển bộ tán có thây đổi thì cần áp dụng biện pháp thây đổi theo chiều hướng hợp lý nhầm giúp cây phát triển được tốt hơn.

Tỉa cành tạo tán cho cây mắc ca công đoạn vô cùng quan trọng để giúp cho cây có được bộ tán phát triển đều và cân đối cho năng suất cao hơn sau mỗi vụ thu hoạch. Hai phương pháp tỉa cành tạo tán trên là cách đang sử dụng phổ biến hiện nay. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem