Hàng cây sưa đỏ quý hiếm bọc sắt sống thoi thóp, phải truyền dịch vào thân

Thứ ba, ngày 28/07/2020 14:42 PM (GMT+7)
3 trong tổng số 32 cây sưa đỏ trồng trên đường Nguyễn Văn Huyên đang dần mất đi sự sống, nhà chức trách phải truyền dịch vào thân cây để hỗ trợ dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng tốt.

Video: Cây sưa đỏ thiếu sức sống, khô héo trên đường Nguyễn Văn Huyên.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 1.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, sau khi được di chuyển vào bên trong để phục vụ việc thi công cầu vượt, đến nay 3 trong tổng số 32 cây sưa đỏ quý hiếm đang dần mất đi sự sống, cành lá khô héo, thân cây khô cong mục nát...

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 2.

Anh Hùng, một người dân sinh sống quanh khu vực đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Mới đầu dịch chuyển vào hàng cây có vẻ tươi tốt và phát triển bình thường, sau một thời gian một số cây có vẻ khô héo, trong đó có 3 cây cảnh lá đã không cong, mục nát khả năng là đã chết".

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 3.

Sau một thời gian dịch chuyển nhiều cây sưa đỏ quý hiếm đã trơ trụi lá, cành cây khô cong như củi khô.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 4.

Nhiều người dân xung quanh cho rằng, sở dĩ cây khô héo, không có sự sống là do thời tiết quá nóng và không được chăm sóc kỹ nên một số cây yếu đã không sống được.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 5.

Nhiều cây sưa trơ trụi lá.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 6.

Hiện nay theo quan sát của PV, 3 trong số 32 cây sưa đỏ quý hiếm đang được truyền dịch vào thân cây.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 7.

Dung dịch được truyền cho cây qua một đầu dây nhỏ nối vào phần thân cây.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 8.

Trước đó, để bảo vệ cây sưa đỏ khỏi trộm cắp, đơn vị cho lắp đặt, nhiều lớp hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến thân từng cây một, đồng thời lắp đặt hệ thống camera, cắt cử bảo vệ trông coi đêm đề phòng trộm cắp.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 9.

Một số cây xung quanh có nhiều cành lá đã héo úa, xuất hiện nhiều cành cây khô cong, thiếu sức sống.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 10.

Người dân lo sợ, nếu không có biện pháp bảo vệ sẽ có nhiều cây sưa trên tuyến đường chết dần.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 11.

Được biết gỗ sưa đỏ, một số nơi gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc là gỗ thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994. Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết.

Hàng cây sưa tiền tỷ bọc sắt thoi thóp phải truyền dịch vào thân - Ảnh 12.

Hiện tại trên địa bàn có trên 3.800 cây sưa, trong đó có khoảng 700 cây sưa đỏ trồng rải rác quanh các điểm tại Hà Nội.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, ngay sau khi được di chuyển vào đúng vị trí theo thiết kế, lực lượng chức năng tiến hành đóng cọc chống và đặt lồng sắt bảo vệ các cây. Hàng ngày đơn vị nhà thầu bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ 1 tuần/lần.

"Trong thời gian vừa qua, phát hiện có 3 cây sưa đỏ bị héo lá, chúng tôi đã hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách truyền dung dịch vào thân cây để giúp cây sinh trưởng. Trong trường hợp cây chết sẽ thành lập tổ liên ngành gồm; công an, kiểm lâm, UBND phường Nghĩa Đô, Ban QLDA đến kiểm định, đấu giá và bán cây theo quy định của pháp luật”, vị lãnh đạo nói thêm.

Ngọc Hải - Vũ Tính
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem