Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng ngày 31/10, tại TP.HCM, Bộ GDĐT đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025”.
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Đào Xuân Long - Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, năm 2025, lần đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT sẽ có sự phối hợp giữ Bộ GDĐT và Ban cơ yếu Chính phủ.
Ông Long thông tin, cách đây hơn 1 năm, Ban cơ yếu Chính phủ đã nhận được đề nghị của Bộ GDĐT về bảo mật vận chuyển đề thi.
Đối với Ban cơ yếu Chính phủ, việc bảo mật tài liệu là công việc thường xuyên, bởi nhiệm vụ của Ban là bảo mật thông tin cho Đảng, Chính phủ.
Sau khi nghiên cứu quy trình thi, ông Long cho biết đã cùng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT đưa ra giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo bảo mật cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025. Giải pháp bảo mật đã được sử dụng trong kì thi Olympic quốc gia và áp dụng thành công.
“Đơn giản là, khi các thầy cô ra đề xong sẽ chuyển cho cơ yếu để mã hoá đề thi. Sau đó chuyển sang nơi nhận, chính là địa điểm in sao đề. Trước đó cũng phải qua cơ yếu giải mã hoá đề thi đó” - ông Long cho biết.
Theo ông Long, việc mã hoá như vậy đảm bảo tuyệt đối an toàn, vì chúng Ban cơ yếu Chính phủ sử dụng những thuật toán trong ngành cơ yếu nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn thế giới. Đồng thời, áp dụng nghiệp vụ của ngành cơ yếu để đề thi tuyệt đối bí mật, an toàn.
Ý nghĩa thứ 2 là đảm bảo chính xác 100% đề thi. Bởi vì Ban cơ yếu Chính phủ ứng dụng, áp dụng trên những ký số vào trong đề thi để đảm bảo chính xác 100%.
Thứ 3 là tính kịp thời, trước đây, vận chuyển đề thi mất cả ngày, nay chỉ mất 10 phút đến 15 phút. Điều này giúp tiết kiệm kinh phí, nguồn nhân lực, gần như về không.
Ông Long cho biết sẽ luôn cam kết đồng hành cùng Bộ GDĐT, đồng thời đề nghị Bộ GDĐT chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp cùng cục để triển khai công tác cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT một cách tốt nhất.
Bên cạnh sự tham gia lần đầu của Ban cơ yếu Chính phủ, kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi. Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Cương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT cho biết, đối với việc đăng ký dự thi, tất cả thí sinh đều có thể đăng ký trực tuyến, bao gồm cả thí sinh tự do.
So với giai đoạn 2020 - 2024, ngoài 2 môn Toán, Ngữ văn thí sinh đăng ký thêm 2 môn trong số các môn đã học ở lớp 12. Đặc biệt, từ năm 2025 thí sinh được bố trí tại 1 phòng thi duy nhất trong suốt các buổi thi của kỳ thi.
Đề thi năm nay có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hóa để tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh. Đặc biệt, việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học theo tỷ lệ 50-50.
Đáng chú ý, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ và sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi nhưng không quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp.
Điểm khuyến khích (cần thêm ý kiến thống nhất), sẽ không cộng điểm chứng chỉ nghề do Chương trình GDPT mới không còn quy định về hoạt động giáo dục dạy nghề như chương trình cũ.
Bên cạnh đó, cũng không cộng điểm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, bằng Trung cấp đối với thí sinh GDTX do Chương trình GDTX cấp THPT mới là tương đương với Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành. Học viên GDTX sau khi học xong chương trình này sẽ tham dự chung Kỳ thi tốt nghiệp THPT với học sinh THPT và có cùng chuẩn đầu ra và yêu cầu cần đạt của chương trình.
Từ năm 2025, Xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở. Cùng với đó, thử nghiệm NHCHT trên máy tính ngoài việc để phân tích và đánh giá câu hỏi thi thì điều này là một bước quan trọng để hoàn thiện quy trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức thi trên máy tính.
Ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh, bắt đầu từ 2025, Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, giảm áp lực cho thí sinh. Kỳ thi phải làm tốt công tác lãnh đạo, làm tốt công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức triển khai, công tác phối hợp (từ các ngành trung ương, địa phương).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.