Lái xe không chấp hành hiệu lệnh, né kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử lý sao?

Quang Minh Thứ năm, ngày 16/02/2023 11:12 AM (GMT+7)
Theo quy định, trường hợp người lái xe ô tô, xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe.
Bình luận 0

Câu hỏi: Hôm qua tôi uống rượu, đúng lúc tôi điều khiển xe máy đi qua chốt giao thông và bị CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn. Tôi không chịu và có ý định né kiểm tra nồng độ cồn. Sau đó, tôi bị CSGT lập biên bản, tạm giữ phương tiện. Vậy tôi có thể bị xử lý về những lỗi gì? 

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật trả lời:

Tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: 

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Lái xe không chấp hành hiệu lệnh, né kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử lý sao? - Ảnh 2.

CSGT Hà Nội do nồng độ cồn lái xe. Ảnh: Viết Niệm.

Đối với ô tô: Điểm b Khoản 10 và Điểm h Khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:  

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem