Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vụ dự báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý 3.
Kết quả điều tra cho thấy, các TCTD tiếp tục kỳ vọng lạc quan đối với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trong quý 3 và cả năm 2021, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Dù vậy, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 4,7% trong quý 3 và chỉ tăng 13,1% trong năm 2021, điều chỉnh giảm so với mức kỳ vọng 14,7% tại kỳ điều tra trước.
Việc điều chỉnh giảm mức dự báo tăng trưởng tín dụng của các nhà băng trong năm 2021 so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, theo lý giải của các tổ chức này, là do quan điểm thận trọng hơn trước tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19 trong nửa cuối năm.
Trong khi đó, theo một báo cáo mới công bố, SSI Research cho rằng trong năm 2021 lạm phát sẽ được kiểm soát theo đúng mục tiêu của Chính phủ ở mức dưới 4% và thậm chí có thể ở mức thấp hơn, do đó khả năng chính sách thắt chặt được thực thi trong thời gian tới là rất thấp, và hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng có thể được bổ sung để hỗ trợ tăng trưởng.
Theo tìm hiểu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao chỉ tiêu từ đầu năm nhóm NH quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank từ 6,5 - 7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%; đặc biệt MB, VPBank, Techcombank được cấp chỉ tiêu tín dụng khá cao là 10,5 - 12%, trong khi các NH thương mại còn lại như VIB, ACB, Sacombank là 8,5 - 9,5%... Tuy nhiên, ngay từ tháng 4, nhiều NH buộc phải hạn chế giải ngân vì đã tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao.
Hiện đã có khoảng 10 NH gửi đề nghị xin NHNN sớm nới "room" để bắt kịp nhịp tăng trưởng. Về vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho rằng, NHNN cần sớm xem xét mở tỷ lệ tín dụng cho các NH để không dẫn đến tình trạng tăng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay. Bởi các NH gần chạm chỉ tiêu và chờ đợi xem có được cấp thêm hạn mức tín dụng hay không sẽ dè chừng hơn khi nhận hồ sơ giải quyết của khách hàng.
Từ đó, dễ dẫn đến trường hợp NH lọc khách hàng vay kỹ hơn và tăng lãi suất cho vay để đảm bảo mức lợi nhuận đề ra.
"Số liệu của Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm (tính đến 21/6), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,13%, trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47%.
Diễn biến này cho thấy dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng đã chậm lại thời gian qua. Chưa kể, nguồn tiền gửi chảy qua các kênh đầu tư cũng như tỷ lệ lạm phát tăng lên nên để ngỏ khả năng tăng lãi suất là khá lớn", ông Hiếu dự báo.
Trước đó, theo Tổng cục Thống kê, tính đến 21/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47% (cùng thời điểm năm 2020 chỉ tăng 2,45%).
Còn theo NHNN, tính đến 15/6, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 5,1% (cùng kỳ là 2,26%).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.