“Lột xác” ngành hồ tiêu: Trồng tiêu sạch - yêu cầu sống còn (Bài cuối)

Nguyên Vỹ Thứ hai, ngày 29/06/2020 13:00 PM (GMT+7)
Để “lột xác” ngành hồ tiêu, đã có không ít cá nhân, tập thể chuyển đổi sản xuất theo hướng tiêu sạch, xây dựng thương hiệu rồi liên kết với người dân để đáp ứng đầu ra. Mô hình này vừa giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất vừa nâng cao giá trị hồ tiêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bình luận 0

Nâng cao chất lượng

Ông Ngô Văn Tiên - Tổ trưởng Tổ liên kết trồng tiêu ở xã Nam Yang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết, tổ của ông đến thời điểm này đã có gần 70 hộ tham gia. Các hộ trồng tiêu đều cam kết sản xuất tiêu sạch để bán được giá cao. Phân nửa trong số đó đã được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Toàn bộ 6ha hồ tiêu của ông Tiên được chứng nhận hữu cơ. Nhờ đó giá bán tiêu trong tổ luôn cao hơn giá thị trường.

“Lột xác” ngành hồ tiêu (bài cuối): Trồng tiêu sạch - yêu cầu sống còn - Ảnh 1.

Nông dân ở Đồng Nai làm tiêu sạch xuất khẩu. Ảnh: N.V

"Nhà nước nên giúp nông dân xây dựng chất lượng và hiểu được thị trường. Từ thị trường sẽ làm ra giá cả".

Ông Nguyễn Ngọc Luân

Theo ông Tiên, việc thay đổi từ cách làm truyền thống sang công nghệ cao, sản xuất sạch là cuộc cách mạng thay đổi tư duy. Nếu thành công, nông dân sẽ đứng ở thế chủ động, bớt lệ thuộc bởi các biến động giá cả và những rủi ro khác.

Với quy định hạn chế chất cấm từ châu Âu, ông Tiên cho biết, thực chất là EU muốn siết chặt kiểm soát để bà con thay đổi thói quen canh tác từ nhiều năm trước, chủ động giai đoạn cách ly.

"Từ năm 2016, đã có nhiều thương nhân và tổ chức nước ngoài cảnh báo, nông sản nói chung nếu không thay đổi thì không xuất đi đâu được hết. Trung Quốc cũng mua để xuất sang EU. EU siết chặt thì Trung Quốc cũng phải siết thôi. Thực tế là Trung Quốc đã siết tiểu ngạch và hồ tiêu cũng như một số loại nông sản khác đã từng lâm cảnh điêu đứng rồi" - ông Tiên nói.

Cây tiêu vốn mẫn cảm, thường xuyên nhiễm dịch bệnh cũng vì tình trạng lạm dụng thuốc và phân bón hóa học bừa bãi thời gian qua. Năm 2016, ông Tiên đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang trồng tiêu sạch, hữu cơ và thuyết phục, liên kết các hộ khác làm theo.

“Lột xác” ngành hồ tiêu (bài cuối): Trồng tiêu sạch - yêu cầu sống còn - Ảnh 3.

“Lột xác” ngành hồ tiêu (bài cuối): Trồng tiêu sạch - yêu cầu sống còn - Ảnh 4.

Ông Ngô Văn Tiên (bên trái ảnh) - Tổ trưởng Tổ liên kết trồng tiêu ở xã Nam Yang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) giới thiệu về vườn tiêu sạch.

Ông Huỳnh Thành Vinh cho biết, để giải bài toán đầu ra bền vững cho nông sản nói chung, cho cây tiêu nói riêng, Đồng Nai đang triển khai các vùng sản xuất an toàn, liên kết doanh nghiệp bao tiêu. Ngoài ra, tỉnh cũng đang tập trung phát triển ngành chế biến để tăng giá trị cho nông sản.

Theo ông Tiên, việc thay đổi từ cách làm truyền thống sang công nghệ cao, sản xuất sạch là cuộc cách mạng thay đổi tư duy. Nếu thành công, nông dân sẽ đứng ở thế chủ động, bớt lệ thuộc bởi các biến động giá cả và những rủi ro khác.

Với quy định hạn chế chất cấm từ châu Âu, ông Tiên cho biết, thực chất là EU muốn siết chặt kiểm soát để bà con thay đổi thói quen canh tác từ nhiều năm trước, chủ động giai đoạn cách ly.

"Từ năm 2016, đã có nhiều thương nhân và tổ chức nước ngoài cảnh báo, nông sản nói chung nếu không thay đổi thì không xuất đi đâu được hết. Trung Quốc cũng mua để xuất sang EU. EU siết chặt thì Trung Quốc cũng phải siết thôi. Thực tế là Trung Quốc đã siết tiểu ngạch và hồ tiêu cũng như một số loại nông sản khác đã từng lâm cảnh điêu đứng rồi" - ông Tiên nói.

Cây tiêu vốn mẫn cảm, thường xuyên nhiễm dịch bệnh cũng vì tình trạng lạm dụng thuốc và phân bón hóa học bừa bãi thời gian qua. Năm 2016, ông Tiên đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang trồng tiêu sạch, hữu cơ và thuyết phục, liên kết các hộ khác làm theo.

Ông Tiên kể, từ năm 2019, hồ tiêu mất giá nên bà con bỏ bê chăm sóc, ít phun thuốc, chứ các năm trước phun nhiều lắm. Các doanh nghiệp trữ hàng khó tránh khỏi tồn dư lượng chất cấm trên hạt tiêu. Đến khi châu Âu "bóp" chặt quy định thì doanh nghiệp cũng khó xuất khẩu được.

Còn duy trì canh tác truyền thống thì càng khó tồn tại. Ngược lại, làm sạch thì tiêu không đẹp nhưng giá tốt, và ổn định lâu dài theo uy tín của mình. "Khi nông dân đã thấy cả lợi ích trước mắt lẫn lâu dài, chính họ sẽ sẵn sàng tẩy chay những cách làm gian, giả, kém chất lượng, thậm chí loại trừ ngay tận gốc cây để bảo vệ cho uy tín chung của tập thể" - ông Tiên nói.

Đồng tình, ông Lâm Ngọc Nhâm - Giám đốc HTX hồ tiêu Bầu Mây (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, người trồng tiêu phải can đảm làm cuộc chuyển đổi phương cách trồng tiêu nếu còn muốn cây tiêu giúp thay đổi cuộc sống.

Ông Nhâm cho rằng, hồ tiêu phải làm theo giá trị chứ không làm theo số lượng. Nếu giá tiêu thị trường hiện bán 50.000 đồng/kg thì hàng tiêu đặc sản ở HTX Bầu Mây bán giá tới 22 triệu đồng/kg. Với các mặt hàng tiêu sạch khác cũng luôn có giá cao hơn. "Thị trường bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó tính, nhưng họ chấp nhận mua nếu đảm bảo chất lượng. Khi có đơn hàng, mình cứ chuyên tâm sản xuất theo chất lượng, chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn" - ông Nhâm nói.

Nông dân làm đầu chuỗi

Tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), ông Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc HTX tiêu sạch Lâm San khẳng định, nông dân phải là nhân tố đi đầu trong chuỗi cung ứng nông sản, thông qua việc tự kiểm chất lượng sản phẩm của chính mình.

Theo ông Luân, giá trị xuất khẩu hạt tiêu Việt phụ thuộc nhiều ở tư duy sản xuất của nông dân. Họ phải chuyên nghiệp trong đầu tư để có giải pháp giảm giá thành, nâng cao chất lượng. Khi xây dựng được thương hiệu bằng uy tín chất lượng thì cả khi thị trường tiêu gặp khủng hoảng như hiện nay họ vẫn có lợi. "Nhà nước nên giúp nông dân xây dựng chất lượng và hiểu được thị trường. Từ thị trường sẽ làm ra giá cả" - ông Luân nói.

Ở Lâm San, HTX đã định hướng từ sớm cho nông dân, không trồng nhiều mà chú ý trồng sạch. Đầu vụ thu hoạch, lúc giá tiêu gặp khủng hoảng, HTX vẫn có đơn hàng xuất đi châu Âu.

Qua cách làm của mình, ông Luân đánh giá, hồ tiêu vẫn là mặt hàng nông sản có giá trị cao, và nông dân vẫn hào hứng với các cách làm khác. Tuy nhiên, phải có mô hình thiết thực để thuyết phục nông dân có làm việc khoa học, đảm bảo lợi lâu dài hơn là cái thấy trước.

Theo ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích các loại cây công nghiệp của tỉnh, trong đó có hồ tiêu chủ yếu giảm ở những vườn già cỗi, kém năng suất. Nông dân không nên chặt bỏ ồ ạt vì hồ tiêu vẫn có đầu ra tương đối ổn định do ngành chế biến phát triển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem