Biệt thự giữa ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi dành dưỡng già có gì đặc biệt?

Thứ năm, ngày 16/03/2023 13:00 PM (GMT+7)
Căn biệt thự 2 tầng được xây dựng trên diện tích đất 480m2, diện tích sàn xây dựng 280m2 dành cho cặp vợ chồng đã ngoài 70 tuổi an dưỡng tuổi già.
Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 1.

Ngôi nhà đẹp mang tên Nôm Villa được xây dựng tại Làng Nôm – Xã Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên. Đây là một ngôi làng cổ có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời.

Làng Nôm là một ngôi làng cổ được bảo toàn nguyên vẹn với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những ngôi nhà cổ, cây đa, bến nước, sân đình , cổng làng… đả trải qua hơn 300 năm lịch sử thăng trầm. Những công trình Kiến Trúc này đã gắn liền với văn hóa, cảm xúc và tuổi thơ của thế hệ người lớn trong nhà và cả những người dân sinh sống tại nơi đây hơn thế nữa đây còn là đặc trưng của Kiến Trúc truyền thống Bắc Bộ. 

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 2.

Gia chủ là cặp vợ chồng ngoài 70 tuổi – họ đã sinh sống và lớn lên tại nơi đây, vì thế họ mong muốn căn biệt thự sẽ mang lại những cảm giác gần gũi, mộc mạc và hài hòa với cảnh quan chung của ngôi làng, để an dưỡng tuổi già.

Hơn thế nữa, mỗi dịp cuối tuần, các thành viên khác trong gia đình đang học tập và làm việc tại Hà nội sẽ cũng nhau sum vầy tại đây để tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn và kết nối các thành viên trong gia đình 3 thế hệ. 

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 3.

Sau khi lắng nghe những tâm tư của gia chủ, các KTS đã có ý tưởng nhằm tạo ra một không gian ở mà tại đó những giá trị truyền thống sâu sắc được truyền tải theo một cách đương đại, vừa hài hòa với bối cảnh xung quanh, gần gũi với những cảm xúc của các thế hệ trong nhà, vừa phù hợp với một không gian ở của xã hội đương đại , con người ở trong không gian sẽ cảm nhận được ranh giới giữa con người với thiên nhiên xung quanh được xóa nhòa đưa con người tới với trạng thái thoải mái nhất. 

Những giá trị văn hóa đó và những cảm xúc tích cực sẽ được thế hệ sau cảm nhận, kế thừa và phát huy. Tạo ra một sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong gia đình. 

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 4.

Những yếu tố giàu cảm xúc như hàng hiên, mái ngói, cổng làng hay khoảng đệm, hành lang là những đặc trưng của Kiến Trúc truyền thống và nó đã được các KTS khéo léo sử dụng trong không gian đem lại những hiệu quả về thẩm mỹ, cải thiện vi khí hậu và làm tăng tính kết nối của không gian. 

Giải pháp quy hoạch tổng thể ngôi nhà đẹp-biệt thư Nôm villa 

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, diện tích chiếm đất đã lên tới gần 200m2. Các KTS đã chia công trình thành 2 khối nhà nhằm tương tác với tuyến giao thông phía trước công trình và giảm khối tích công trình, tạo ra một khối tích hài hòa cộng với sự lặp lại của những chiếc mái tương đồng với mái ngói của những ngôi nhà cổ , dường như công trình đã hoàn toàn hòa vào với bối cảnh chung của ngôi làng. Việc tổ chức này còn đem lại hiệu quả về việc khai thác hướng gió chính.

Khai thác cảnh quan xung quanh

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 2.

Khu đất với mặt tiền rất dài nhưng chiều sâu lại hạn chế, do đó công trình nằm khá sát so với ranh giới khu đất, diện tích dành cho cảnh quan sân vườn bị hạn chế. 

KTS đã điều chỉnh các cos cao độ và tạo ra một trục cảnh quan kết nối giữa cảnh quan nhân tạo phía bên trong công trình và cây xanh mặt nước phía trước công trình dường như toàn bộ cảnh quan bên ngoài cũng chính là cảnh quan bên trong công trình. View nhìn từ phía trong công trình ra bên ngoài hoàn toàn được giải phóng trong khi những không gian bên trong không bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn của những người đi ngoài đường. 

Giải pháp bố trí và kết nối các không gian 

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 3.

Công trình có 2 lối tiếp cận: Lối tiếp cận chính với ý đồ dẫn dắt người đi di chuyển nhiều hơn và trải nghiệm toàn bộ không gian cảnh quan cho tới một không gian sảnh chính lớn với hàng hiên dài, tái hiện một cảm xúc quen thuộc trong Kiến Trúc nhà ba gian truyền thống Việt Nam. Sảnh chính đó còn là điểm nhìn bao quát của giao thông trong công trình.

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 7.

Lối thứ 2 dành cho gia chủ đang ở phía bên trong nhà và có thể di chuyển ra cổng hay sân vườn 1 cách thuận tiện.

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 4.


Không gian chức năng được bố trí với 2 khối chính: Khối sinh hoạt chung và khối phòng ngủ được ngăn cách với nhau bởi khoảng sân trong và chúng được kết nối với nhau bởi những tuyến hành lang, hàng hiên dài, một trong những đặc trưng Kiến Trúc truyền thống Bắc Bộ.

Trước những không gian chức năng của ngôi nhà đều được bố trí những khoảng đệm, tạo sự êm ái trong việc chuyển tiếp không gian và tăng mức độ riêng tư, lịch sự, đúng với văn hóa và con người nơi đây. 

Điểm đặc biệt bên trong không gian của ngôi nhà là hai khoảng trống lớn:

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 9.

Khoảng trống thứ nhất là khoảng thông tầng phía phòng khách, nhằm tăng khối tích không khí và kết nối không gian phòng ngủ trẻ phía trên qua một chiếc cửa sổ vòm tượng trưng cho một cái tổ chim, tạo ra một sự tương tác thú vị về âm thanh, hoạt động giữa trẻ con và các thành viên lớn tuổi trong gia đình.

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 10.

Khoảng thông tầng thứ 2: Là khoảng vườn lõi của ngôi nhà. Khoảng vườn này cũng mang lại sự kết nối không gian mạnh mẽ và tạo khoảng đệm đảm bảo sự riêng tư của khối phòng ngủ chính, tạo cảnh quan sống động bên trong ngôi nhà và tạo ra một không gian ở tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Những tia sáng lướt qua tán cây tạo thành hoa nắng, cảm xúc đó chạm tới trái tim của mỗi thành viên trong ngôi nhà. 

 Toàn bộ những khoảng trống đó và hành lang kết nối tạo ra một chuỗi không gian thú vị và tuần hoàn, kết nối được các không gian với mức độ riêng tư khác nhau trong ngôi nhà. 

Vật liệu

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 11.

 Sự kết hợp giữa các vật liệu ngói, gỗ, đá, betong thô trong công trình mang lại cảm giác mộc mạc, thư thái đúng với tính chất của một ngôi biệt thự nghỉ dưỡng. Điểm nhấn vật liệu trong công trình là diện tường ốp ngói âm dương mang lại một cảm xúc truyền thống ấn tượng.

Giải pháp vi khí hậu 

Vườn lõi trong công trình ngoài chức năng kết nối không gian, tạo cảnh quan thì nó còn đóng vai trò là không gian điều hòa không khí cho toàn bộ ngôi nhà. Tạo ra thông gió tự nhiên và đối lưu không khí.

Biệt thự giữa ngôi làng cổ-sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại  - Ảnh 12.

 Đứng trong không gian con người hoàn toàn có thể cảm nhận những luồng không khí, gió lướt qua, làm cho ngôi nhà có cảm giác mát hơn và không phải sử dụng nhiều đến điều hòa.  Những hành hiên, mái ngói, hệ cửa lam hay những khoảng trống được tạo ra đã giúp cho công trình Nôm villa tránh được các tác động trực tiếp của nắng hướng Tây.  

(Đơn vị thiết kế : PAK Architects, Kiến trúc sư chủ trì: Nguyễn Thành Phương)


 

Nhật Hà
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem