Món ăn độc lạ ở Cao Bằng, du khách nghe tên giật mình nhưng ăn vào lại thấy bùi, ngọt thơm

Huy Hoàng (tổng hợp) Thứ tư, ngày 23/08/2023 10:30 AM (GMT+7)
Ẩm thực Cao Bằng cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt nơi đây có những món ăn dân dã mang đậm nét văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc. Cách chế biến độc lạ mà khi thưởng thức du khách đã bị ấn tượng, nhớ mãi không quên.
Bình luận 0

Nhiều món ăn dân dã, đặc sắc được chế biến từ các loại sản vật theo mùa được bày bán tại các phiên chợ vùng cao tại Cao Bằng. Trong các món ăn ấy, bánh dày lá ngải có lẽ là món ăn độc đáo, lạ miệng nhưng cũng dân dã nhất.

Món ăn độc lạ ở Cao Bằng, du khách tên giật mình nhưng ăn vào lại thấy bùi, ngọt thơm - Ảnh 1.

Món ăn độc lạ ở Cao Bằng, nghe tên thì giật mình nhưng ăn vào lại thấy bùi, ngọt, thơm gây bất ngờ cho du khách. Ảnh: baocaobang

Món ăn độc lạ ở Cao Bằng: Bánh dày lá ngải

Giống với món bánh dày gạo nếp thông thường, bánh dày lá ngải là món ăn truyền thống xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết, cưới xin, ma chay của người dân tộc Tày, Nùng tại Cao Bằng. Đồng thời, bánh dày lá ngải còn thể hiện nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", đùm bọc đoàn kết và cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng sản vật quý giá.

Theo người dân địa phương, để làm được bánh dày ngon, công đoạn chế biến bánh ngải khá cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến. Trước tiên là khâu chọn gạo nếp nương, hạt mẩy to, tròn đều, không vỡ. Lá ngải cứu phải là lá non, có màu xanh nhạt, khi vò trên tay tỏa ra mùi thơm đặc trưng, lá mới hái trong ngày, không để qua đêm, bởi nếu lá già quá hoặc để qua đêm sẽ dai và đắng. Ngoài ra, cần có các nguyên liệu khác như: đường trắng, vừng đen, sáp ong (hoặc mỡ lợn).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau tạo thành chiếc bánh dẻo thơm, đẹp mắt.

Rau ngải sẽ là nguyên liệu quyết định làm nên món bánh ngải. Người Tày hái ngọn non của rau ngải, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước tro khoảng một giờ.

Sở dĩ ninh lá ngải với tro của cây nứa hoặc vỏ đỗ xanh vì như thế lá ngải sẽ nhanh nhừ, giữ được màu xanh tươi chứ không bị vàng úa. Sau khi ninh, lá ngải được vớt ra, rửa sạch với nước lã cho sạch tro rồi giã nhuyễn, vo thành từng viên lá ngải màu xanh đậm.

Đối với gạo, phải vo sạch, ngâm nước ấm từ 4-8 giờ, sau đó đem đi đồ xôi. Khi đồ xong, cho xôi vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn trước đó. Cần lưu ý là sau khi được xôi phải đem giã ngay thì mẻ bánh mới mềm, mịn và dẻo. Khi bánh đã nhuyễn, chuyển sang màu xanh sẫm khá bắt mắt, người ta dùng tay nặn thành từng chiếc bánh tròn. Muốn bánh không dính tay, người nặn bánh sẽ thoa ít dầu ăn lên lòng bàn tay. Về phần nhân bánh thì vừng đen được rang chín, giã nhỏ rồi trộn với đường hoặc có thể thêm lạc rang…

Món ăn độc lạ ở Cao Bằng, du khách tên giật mình nhưng ăn vào lại thấy bùi, ngọt thơm - Ảnh 2.

Món ăn độc lạ ở Cao Bằng, bánh dày lá ngải, cách chế biến độc đáo của người Tày. Ảnh: meibunnyhouse

Bánh dày ngải mang đi xa được gói trong lá chuối tươi sẽ lưu giữ hương thơm và không làm vỏ bánh bị khô, mất ngon. Bánh thường được làm và ăn trong ngày.

Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, hơi đăng dắng của ngải cứu, bùi bùi, thơm của hạt vừng, vị ngọt của đường phèn tất cả hòa quyện tạo nên vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của bánh dày lá ngải. Đây là món bánh ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Miếng bánh làm ta liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng, như gói cả mùa xuân mát trong. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể nào quên mùi vị của loại bánh dân dã này.

Bánh ngải được chia làm 2 loại, loại có nhân và loại không nhân. Nếu làm bánh có nhân thì việc chuẩn bị nhân bánh có tính quyết định. Nhân bánh ngải thường được làm từ đỗ xanh hay lạc. Trộn đều đỗ xanh với đường phèn, sau đó đồ cho chín đỗ. Còn nếu dùng lạc thì sẽ băm nhỏ lạc rồi chưng cùng với đường, vừng để phần nhân thêm đậm đà và cuốn hút. Cũng có nơi, nhân bánh ngải được làm từ hạt vừng rang giã nhỏ trộn lẫn đường phên, sau đó đảo qua lửa cho đường chảy ra rồi để nguội để có độ sánh đặc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem