Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao

Thứ tư, ngày 01/07/2020 09:27 AM (GMT+7)
Bằng cách khéo léo kết hợp, đan xen những mảnh vải nhỏ có họa tiết được in sẵn bằng màu công nghiệp, nữ họa sĩ Trần Thanh Thục đã tạo ra hàng loạt những bức tranh vải mang màu sắc riêng độc đáo, đầy cuốn hút, khiến người xem không thể rời mắt.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 1.

Khát khao chuyển tải những vẻ đẹp của nơi mình từng gắn bó, những nẻo đường mình đi qua, họa sĩ Trần Thanh Thục đã dành hơn 30 năm tâm huyết, kỳ công sắp đặt những miếng vải cạnh nhau để ghép thành một tác phẩm nghệ thuật của mình.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 2.

Các bức tranh vải của họa sĩ Thanh Thục đều được làm bằng vải in công nghiệp, tận dụng độ trong và chất nhung của vải.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 3.

Với họa sĩ Thanh Thục, việc tìm mua các loại vải với hoa văn, chất liệu phù hợp là công việc hết sức vất vả nhưng cũng rất thú vị. Có những tấm khăn, mảnh vải được các người bạn nước ngoài gửi tặng bà cũng đem ra cắt để làm tranh. Tìm những họa tiết trên vải là khâu quan trọng nhất khi sáng tác tranh. Có khi bức tranh gần hoàn thành vẫn phải bỏ dở vì nữ họa sĩ không tìm được mảnh vải nào có chi tiết phù hợp.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 5.

Nói về chất liệu đặc biệt để vẽ tranh này, họa sĩ Thanh Thục cho biết: “Mỗi mảnh vải được in sẵn có tính mỹ thuật và màu sắc phong phú nhưng có những mảng màu chưa thể hiện rõ. Bởi vậy, để hoàn thiện một tác phẩm tranh vải không hề đơn giản, nhiều lúc tôi đang tìm chi tiết cho bức tranh này thì lại nảy ra ý tưởng cho bức tranh khác. Có khi trên chính chiếc áo đang mặc thấy chi tiết cần tìm, tôi sẵn sàng cắt ngay chiếc áo đó để làm tranh”.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 6.

Tranh cắt vải kén người, đòi hỏi thời gian, tình yêu, sự cẩn trọng trong từng đường kéo... Có những chi tiết đòi hỏi họa sĩ phải tỉ mỉ cắt tỉa theo đúng hoa văn trên vải. Chất liệu vải dung dị nhưng lại rất kì công trong từng công đoạn sáng tạo nghệ thuật.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 7.

Để cắt vải được một cách chính xác đến từng họa tiết nhỏ, nữ họa sĩ cho biết, trong những ngày hè oi bức, bà buộc phải chịu đựng cái nóng thay vì bật quạt, tránh trường hợp gió quạt thổi bay vải, làm hỏng tác phẩm.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 8.

Việc xử lý vải cũng rất phức tạp, để dựng được mái phố, hàng cây, ngôi biệt thự cổ… bằng chất liệu vải, nữ họa sĩ tỉ mỉ chọn từng ganh vải sao cho phù hợp với độ xa - gần, sáng - tối, rõ - mờ. Có những chi tiết để tạo độ sâu của không gian họa sĩ Thanh Thục đã phải chồng xếp bằng rất nhiều các lớp vải mỏng.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 9.

Không phải loại keo nào cũng có thể dùng cho tranh vải. Hoạ sĩ Thanh Thục phải nhờ bạn mang về từ Tiệp Khắc (cũ) một loại keo dán đặc biệt để giữ được độ bền và đảm bảo màu sắc, sự tơ, mịn, bông, xốp của vải.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 10.

Chất liệu sáng tác tranh từ các họa tiết vải mang lại những hiệu ứng bất ngờ về màu sắc, hình ảnh và có giá thành cũng không hề rẻ. Ngoài sự cầu kỳ về nguyên liệu, mỗi bức tranh của họa sĩ Trần Thanh Thục đều cần sự kiên nhẫn và lao động miệt mài.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 11.

Đã có những đêm họa sĩ Thanh Thục phải thức đến 2, 3 giờ sáng chỉ để hoàn thiện nốt một chi tiết của bức tranh. Sỡ hữu hàng trăm bức tranh vải tâm huyết, nữ họa sĩ hứa hẹn, nhiều đứa con tinh thần khác sẽ ra đời trong tương lai, đặc biệt là bức “Biển trưa” đang được hoàn thành.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 12.

Điểm thú vị khi ngắm tranh vải của hoạ sĩ Thanh Thục là từng bức tranh được tạo nên bởi hàng trăm miếng vải đan xen nhau, mỗi chi tiết luôn ẩn trong đó những hoạ tiết của vải, thể hiện hình ảnh quê hương, con người Việt Nam, chủ đề xuyên suốt mà họa sĩ hướng đến.

Người phụ nữ "hô biến" vải thành những tác phẩm hội họa đỉnh cao - Ảnh 14.

Chia sẻ về bức tranh tâm đắc, họa sĩ Thanh Thục nói thêm: “Có vô vàn những bức ảnh đẹp về Tháp Rùa và Hồ Hoàn Kiếm nên khi muốn đưa hình ảnh này vào tranh vải tôi rất áp lực. Bức tranh “Hà Nội chiều thu” được thực hiện sau hai năm ấp ủ với rất nhiều lớp vải chồng lên nhau để tạo nên màu sắc cổ kính của Tháp Rùa in bóng xuống mặt nước và độ tương phản của ánh nắng lên thảm cỏ có nét gì đó hoang sơ”. Với chất liệu vải độc đáo, từng tầng màu, từng tầng hình, căn nhà nhỏ của họa sĩ Trần Thanh Thục bốn bề toàn những tranh. Bà luôn sẵn sàng và hi vọng sẽ gặp được các bạn trẻ yêu sắc vải giống mình để có thể truyền cảm hứng và hướng dẫn các bạn làm ra những bức tranh vải phù hợp với khả năng.

 Trồng 600 nghìn cây xanh trong 2 năm, Hà Nội giờ thay đổi ra sao?

Thúy Hằng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem