Vậy cây thanh long mà người xưa khuyên trồng trong nhà là cây gì vậy?
Người xưa rất chú trọng đến cây cảnh trồng trong sân nhà. Thứ nhất là để tạo bóng mát, thứ hai là bán hoa quả hoặc gỗ lấy tiền.
Ngoài ra, người xưa còn chọn những cây có ý nghĩa tốt lành để mang lại sự may mắn, cát tường cho ngôi nhà và gia đình ngày thêm thịnh vượng, sung túc.
Người xưa có câu: "Nhà có cây thanh long, con cháu đời đời giàu có". Cây thanh long được coi là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng, được nhiều người ca ngợi.
Cây thanh long người xưa chú trọng là cây gì?
Trong phong thủy có quy luật "tả thanh long, hữu bạch hổ". Truyền thuyết cũng nhắc đến 4 thần thú huyền thoại là chu tước, huyền vũ, bạch hổ, thanh long. Theo phong thủy, cấu trúc nhà sẽ sắp xếp "tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ".
Trong đó Thanh long ứng với phương Đông hành Mộc; Bạch hổ ứng với phương Tây hành Kim; Chu tước ứng với phương Nam hành Hỏa; Huyền vũ ứng với phương Bắc hành Thủy.
Như vậy, người xưa nói "nhà có cây thanh long" ý nghĩa là nhà có cây xanh phong thủy ở phía Đông thì mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Như vậy, cây thanh long là nhắc đến những cây phong thủy có ý nghĩa cát tường, thịnh vượng. Và người xưa tin rằng nếu cha ông trồng cây thanh long sẽ rất tốt lành, giúp con cháu thịnh vượng, sung túc từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Về khoa học, việc trồng cây ở hướng Đông sẽ không cản quá nhiều ánh nắng mà còn có thể cải thiện môi trường trong nhà, tạo không khí trong lành, giúp sân nhà tươi mát, có lợi cho sức khỏe gia chủ.
Hơn nữa, thời xa xưa, sản xuất còn lạc hậu và nguyên liệu tương đối khan hiếm. Trồng một số cây, đặc biệt là cây ăn quả ở hướng Đông có thể cung cấp một thực phẩm cứu đói hoặc bổ sung vitamin như quả hồng, quả lựu... Cây thanh long còn có tác dụng ngăn cát bụi xâm nhập, bảo vệ ngôi nhà.
Ngoài ra, hướng thanh long được coi là hướng người đàn ông trong gia đình. Người xưa cho rằng trồng cây thanh long tượng trưng cho sức sống, tăng tài vận cho gia đình, con cháu sung túc.
Cây Thanh Long xanh có ý nghĩa biểu tượng phong phú và đa dạng trong văn hóa dân gian. Nó đã được đặt cho những danh hiệu đẹp đẽ như “cây gia phả”, “cây kho báu”, “cây phú quý”…
Vì vậy, khi bố trí, thiết kế nhà để thu hút tài lộc, người xưa thường tận dụng tối đa cây thanh long. Việc trồng cây thanh long trong nhà được cho là sẽ mang lại may mắn, giàu có và đảm bảo thịnh vượng cho con cháu.
Theo người xưa, có nhiều cây được coi là cây thanh long như cây tường vi, cây hồng, cây lựu, cây phượng tím, tùng La Hán, tây phủ hải đường, mộc lan... Chúng tượng trưng cho ý nghĩa đẹp đẽ như cây gia phả, cây giữ tiền, cây phú quý, cây tài lộc...
Dưới đây là 3 cây thanh long mà người xưa coi trọng trồng ở sân nhà.
Người xưa dặn: Trồng tường vi thu hút tốt lành, xua đuổi tà ma
Cây tường vi (tên tiếng Anh là Crepe Mytle, tên khoa học là Rosa multiflora, hoặc Lagerstroemia indica Linn) mang đến những bông hoa mùa hè sặc sỡ, kéo dài sang tận mùa thu.
Cây cảnh này được biết đến với những bông hoa đầy màu sắc, giống như ngọn lửa. Những bông hoa này có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, tím... mang vẻ đẹp mê hồn khi nở rộ dưới nắng hè chói chang.
Cây cảnh này còn có ý nghĩa phong thủy tốt lành thu hút sự giàu có và thịnh vượng. Vì vậy, nó rất thích hợp để giữ trong các khu vườn.
Đồng thời loài hoa này còn có khả năng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, những xui xẻo mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ.
Cây tường vi không chỉ mang đến cho con người trải nghiệm ngắm nhìn thú vị mà còn đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc cổ.
Cây cảnh này thường được người xưa sử dụng làm điểm đánh dấu vị trí trong xây dựng nhà để xác định hướng.
Ngoài ra, hoa tường vi có mùi thơm và có thể thanh lọc không khí trong nhà. Hương thơm chúng tỏa ra có tác dụng xoa dịu, thư giãn, giúp con người cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người xưa dặn: Trồng cây mộc hương quý nhân vào cửa, tài lộc đến nhà
Cây cảnh quế hương còn gọi là mộc tê, quế hoa, hoa mộc (tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans) có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt.
Mộc hương còn là cây phong thủy được ưa thích. Cây cảnh này tượng trưng cho may mắn, tài lộc, phù hợp trồng ở sân hoặc trong nhà.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo phong thủy, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.
Cây cảnh này có ý nghĩa đẹp: "phú quý và tốt lành". Tên gọi mộc hương theo tiếng Hán đồng âm với từ quý nhân.
Vì thế, người xưa còn có câu: "Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa" xuất phát từ chính cái tên của nó.
Cây mộc hương cũng đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc cổ đại. Trong quy hoạch kiến trúc truyền thống, cây cảnh này thường được trồng trước cổng hoặc trong sân để thu hút tài lộc, mang lại sự thịnh vượng, phú quý cho gia đình.
Những cánh hoa mộc hương tỏa ra mùi thơm nồng nàn, được nhiều người coi là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.
Đồng thời, hoa mộc hương cũng là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến, đồng thời chế biến các món ăn ngon, làm bánh, ủ rượu, pha trà.
Người xưa dặn: Trồng tây phủ hải đường, gia đình thịnh vượng, vàng ngọc đầy nhà
Cây cảnh này có tên khoa học là Malus spectabilis, thuộc chi Hải đường (Malus), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như hải đường tây thục, thùy ti hải đường, kim ty hải đường, thùy lục, tây phủ, chiêm cánh hay táo dại.
Cành mềm mại, rủ xuống, những cánh hoa tươi sáng, mong manh, lãng mạn khiến cho loài hoa này mang đậm hương vị nghệ thuật. Loài hoa này là nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của giới văn nghệ sĩ.
Ngoài ra, hoa tây phủ hải đường còn có mùi thơm nồng, có thể tỏa ra từng đợt hương hoa tươi mát làm say lòng người. Cây cảnh này cũng có nhiều loại, hoa có màu trắng, hồng, đỏ...
Hoa nhiều nên quả của loài cây này cũng dày đặc, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, đem lại cho chúng ta vẻ đẹp được mùa.
Trong kiến trúc cổ, cây tây phủ hải đường còn đóng vai trò biểu tượng quan trọng. Cây này thường được trồng trước cổng và được coi là biểu tượng bảo vệ ngôi nhà, mang lại may mắn, phú quý cho gia đình.
Người xưa nói: "Tây phủ hải đường trong nhà, gia đình thịnh vượng, vàng ngọc đầy nhà" hay “Tây phủ hải đường sống tại gia, phú quý tự nhiên đến”.
Cây cảnh phong thủy này còn tượng trưng cho vàng ngọc đầy nhà. Hoa tây phủ hải đường tượng trưng cho địa vị và sự giàu có, và việc bảo dưỡng chúng tại nhà mang ý nghĩa chào đón sự giàu có và may mắn.
Người xưa cũng cho rằng, trồng cây cảnh này trước cửa hoặc đặt 1 chậu tây phủ hải đường ở tiền sảnh sẽ mang ý nghĩa phong thủy là trấn an ngôi nhà và xua đuổi tà ma, bảo vệ sự bình an cho gia đình.
Tóm lại, trong những cây thanh long tốt đẹp, cây tường vi, cây mộc hương, cây tây phủ hải đường đều là những đại diện có thể mang lại sự giàu có và thịnh vượng.
Chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc cổ mà còn thể hiện ý nghĩa phong phú, đa dạng những mong ước về cuộc sống tốt đẹp của người xưa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.