Nơi này ở Hải Dương dân gói thứ bánh "quốc hồn quốc túy" tại lễ hội đền Gốm tưởng nhớ danh tướng nhà Trần

Nguyễn Việt Thứ hai, ngày 18/09/2023 05:38 AM (GMT+7)
Ngày 17/9 (tức ngày 3/8 âm lịch), tại sân đền Thuỷ thuộc khu di tích đền Gốm (phường Cổ Thành, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Ban Tổ chức lễ hội tổ chức giao lưu gói bánh chưng. Đây là hoạt động trong lễ hội truyền thống làng Gốm để tưởng nhớ danh tướng Trần Khánh Dư.
Bình luận 0
Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 1.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 2.

Đối tượng tham gia giao lưu là những người dân ở địa phương thuộc hội viên 6 đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội trong phường gồm: Ban công tác mặt trận KDC Ninh Giàng, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, hội chữ thập đỏ, hội người cao tuổi.

Kỹ nghệ gói bánh chưng hội đền Gốm

Mỗi đơn vị thành lập một đội gồm 5 người và gói thành những chiếc bánh chưng tương đương với 5 kg gạo, 2 kg đỗ, 2 kg thịt lợn. Sau khi hoàn thành gói bánh các đội trưng bày trang trí trên mâm cỗ, trên mỗi mâm cỗ sẽ có biển chữ mang tên từng tổ chức lễ hội.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 3.

Các nghệ nhân cẩn thận buộc từng chiếc lạt sao cho chiếc bánh vuông vức. Ảnh: Nguyễn Việt.

Ngay sau hiệu lệnh của ban tổ chức, thành viên của các đội đã nhanh chóng triển khai việc gói bánh. Với kinh nghiệm nhiều năm gói bánh chưng nên chỉ trong thời gian ngắn các đội đã hoàn thành phần gói bánh chưng của mình.

Trò chuyện, tìm hiểu về tục gói bánh chưng của người dân làng Gốm được biết, bánh chưng làng Gốm đã có từ bao đời nay và gắn liền với quê hương của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 4.

Thành viên các đội nhanh chóng gói bánh chưng với khí thế phấn khởi trong sự cổ vũ của nhân dân và du khách thập phương. Ảnh: Nguyễn Việt.

Bánh chưng làng Gốm thường chọn loại gạo đặc sản của Chí Linh là nếp cái hoa vàng Văn An với những hạt gạo tròn đều, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dẻo dai. ngoài gạo nếp cái hoa vàng thì việc chọn đỗ xanh cũng lựa kĩ càng, đỗ phải hạt nhỏ đều chín già phơi kỹ. Đây là loại đỗ được trồng tại các thôn xóm của Cổ Thành hoặc Nhân Huệ.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 5.

Gói bánh chưng có từ lâu đời ở làng Gốm, phường Cổ Thành, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Việt.

Thịt gói bánh là thịt ba chỉ hoặc thịt vai có phần mỡ nhiều hơn phần nạc. Thịt làm nhân bánh chưng phải là thịt ba chỉ hoặc thịt vai có phần mỡ nhiều hơn phần nạc, thịt được ướp cùng mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ.

Bên cạnh đó, Lựa chọn lá dong để gói bánh, người dân làng Gốm phải lựa chọn lá dong ta, khi chọn lá phải chọn lá bánh tẻ gói bánh mới ngon và xanh. Lá phải rửa kĩ nhiều lần bằng nước sạch, để ráo nước đến cắt lá và gấp lá theo kích thước của khuân làm bánh.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 6.

Bằng kinh nghiệm lâu năm, các đội triển khai gói bánh khẩn trương. Ảnh: Nguyễn Việt.

Theo những người gói bánh chưng lâu năm ở đây cho biết, điểm khác biệt ở bánh chưng làng Gốm còn nằm ở công đoạn cuối cùng chính là đổ nước vào nồi bánh sao cho nước phải ngập bánh và phải ngâm trong 60 phút. Khi nấu bánh chưng phải nấu bằng bếp củi và liên tục duy trì nhiệt độ sôi từ 10 -12 tiếng như vậy bánh mới mềm và các hương vị mới hòa quyện vào nhau.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 7.

Thành viên các đội gói bánh chưng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 8.

Thành viên các đội triển khai gói bánh chưng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 9.

Thành viên các đội tham gia giao lưu gói bánh chưng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 10.

Các đội chụp ảnh lưu niệm cùng với mâm bánh đã được gói xong. Ảnh: Nguyễn Việt.

Theo ban tổ chức lễ hội, sau khi gói bánh xong sẽ giao lại cho ban tổ chức luộc và bán để lấy kinh phí phục vụ cho lễ hội đền Gốm.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 11.

Bên trong đền Gốm là hương án thờ Nhân Huệ Vương. Ảnh: Nguyễn Việt.


Đền Gốm thờ danh tướng Trần Khánh Dư

Đền Gốm thờ Danh tướng lừng lẫy của nhà Trần là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư thời nhà Trần. Người lập nhiều chiến công rực rỡ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, trong đó tiêu biểu là trận chiến thắng trong trận đánh chặn đoàn thuyền lương của Quân Nguyên Mông ở Vân Đồn (Quảng Ninh) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 12.

Ban thờ Danh tướng Nhân Huệ Vương - Trần Khánh Dư bên trong đền. Ảnh: Nguyễn Việt.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 13.

Nhiều du khách trảy hội Đền Gốm. Ảnh: Nguyễn Việt.

Người dân nơi này của Hải Dương gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm tưởng nhớ một danh tướng nhà Trần - Ảnh 14.

Tam quan đền Gốm thờ danh tướng nhà Trần Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Ảnh: Nguyễn Việt.

Sau khi ông mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ ông có tên là đền Gồm và hàng năm đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần.

Lễ hội truyền thống đền Gốm diễn ra từ ngày 3/8 đến ngày 20/8 âm lịch (dương lịch tức ngày 17/9 - 4/10). Trong thời gian lễ hội có nhiều hoạt động phẫn lễ, phần hội được tổ chức để thu hút du khách thập phương về trảy hội, dâng hương tưởng nhớ vị danh tướng này.

Clip: Hoạt động gói bánh chưng trong lễ hội đền Gốm ở phường Cổ Thành, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương tưởng nhớ danh tướng Trần Khánh Dư của nhà Trần. T/h: Nguyễn Việt.

Phần lễ có lễ mộc dục, lễ cáo yết, tế nhập tịch, lễ dâng hương tưởng niệm 684 năm ngày mất của Đức Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, lễ giỗ Nhân Huệ Vương, lễ cầu an, lễ hội hoa đăng trên sông Kinh Thầy, lễ tạ, tế xuất tịch. Phần hội, ngoài hoạt động giao lưu gói bánh chưng còn có hoạt động giao lưu dân vũ, thi vẽ tranh với chủ đề "Thiếu nhi Cổ Thành với di tích lịch sử đền Gốm", các chương trình văn hoá, văn nghệ.

"Sau hoạt động gói bánh này, địa phương sẽ tổ chức gói 1000 chiếc bánh chưng để hưởng ứng Festival Chí Linh - Hải Dương  2023", bà Vũ Thị Hiên, Bí thư Đảng uỷ phường Cổ Thành (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) cho hay.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem