Chiến sự ở Ukraine: Bất đồng nội bộ liên minh quốc phòng Phương Tây về cách đối phó với Nga trong và sau chiến tranh

Thứ ba, ngày 31/05/2022 21:00 PM (GMT+7)
Khi nói đến chính sách an ninh, ngay trong nội bộ liên minh quốc phòng phương Tây cũng có những mục tiêu trái ngược nhau đối với Nga trong và sau chiến sự ở Ukraine.
Bình luận 0

Theo chuyên gia Thomas Jäger, Giáo sư về chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại tại Đại học Cologne (Đức) thì Bộ quốc phòng Đức đang bỏ trống chính sách an ninh trong các vấn đề liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine, nhưng ngay cả nội bộ liên minh quốc phòng phương Tây cũng có bất đồng về cách đối phó với Nga trong và đặc biệt là sau chiến sự ở Ukraine.

Theo Cựu tướng Đức Roland Kather thì hiện Ukraine đang rất cần vũ khí hạng nặng, thứ duy nhất giúp họ chống lại Nga tại thời điểm này: "Các loại vũ khí hạng nặng như nhiều bệ phóng tên lửa mà Tổng thống Volodymyr Zelenskyj đã yêu cầu lại từ các đối tác của Ukraine hôm 29/5, cũng có thể giúp Ukraine trong một bước ngoặt có thể xảy ra ở Donbass. Nói một cách khác, họ có thể ngăn chặn Nga bằng nhiều bệ phóng tên lửa trong phạm vi lên tới 90 km. Ngoài yếu tố quân sự, các vụ phóng tên lửa còn mang lại lợi thế về mặt tâm lý. Chỉ với việc bắn mười hai quả tên lửa trong vòng một phút, điều đó cũng để lại ấn tượng rất lớn, và gây ức chế tinh thần đối phương". Và mọi sự chú ý đang đổ dồn vào động thái 'chuyển giao' hay 'giao hàng' của chính phủ Liên Bang. 

Những hạn chế đặc biệt trong cuộc thảo luận an ninh của Đức đối với yêu cầu chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine đã không có hiệu quả ngay từ đầu. Nó cho thấy sự 'bất lực' trong việc đưa ra cái nhìn tổng thể cốt lõi cũng như hoạch định chính sách an ninh trong tương lai trong và sau cuộc chiến giữa Nga- Ukraine mà có thể được cho là 'bước ngoặt' sau 16 năm ngưng trệ như điều mà Thủ tướng Liên bang Scholz phát biểu. 

Chiến sự ở Ukraine: Bất đồng nội bộ liên minh quốc phòng Phương Tây về cách đối phó với Nga trong và sau chiến tranh - Ảnh 1.

Xe tăng Đức loại "Marder"

Việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine dù đã được thủ tướng Scholz cảnh báo rằng rất có thể là con đường dẫn đến tranh chấp hạt nhân trong tương lai nhưng cuối cùng vẫn được Hạ viện Đức thông qua. Nhưng kể từ đó, đã có hết lý do này đến lý do khác giải thích tại sao việc giao hàng đang chờ xử lý, hay chậm trễ nhưng lại không được chứng minh một cách cụ thể. Điều này chỉ cho thấy thái độ 'mập mờ', không rõ ràng ngay trong chính sách an ninh của Đức. 

Cuộc chiến của Ukraine nhằm mục đích nào mà Chính phủ Liên bang cùng với các đối tác muốn hỗ trợ và đâu là giới hạn sẵn sàng giúp đỡ? Các nước EU có đang theo đuổi các mục tiêu giống nhau ở đây không? 

Chiến sự ở Ukraine: Bất đồng nội bộ liên minh quốc phòng Phương Tây về cách đối phó với Nga trong và sau chiến tranh - Ảnh 2.

Trong bức ảnh do Văn phòng báo chí của Tổng thống Ukraine cung cấp qua AP, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thăm khu vực Kharkiv bị chiến tranh tàn phá.

Mong muốn trở thành quốc gia trung lập, mà Zelenskyj cũng nhiều lần đưa ra thảo luận công khai, sẽ trái ngược với việc gia nhập EU, NATO. Ukraine cho rằng, việc gia nhập NATO “không gây ảnh hưởng đến an ninh của Nga”. Trong khi đó, NATO lại tỏ ra khá thận trọng trước viễn cảnh Ukraine gia nhập tổ chức này. Bởi nếu như thế các nước thành viên có nguy cơ phải tham gia đối đầu trực tiếp với Nga. 

Đức, Pháp và Ý muốn chiến tranh kết thúc càng nhanh càng tốt. Mặc dù Thủ tướng Scholz luôn chỉ ra rằng Putin không được giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng lại không đưa ra được lý do hay biện pháp cho điều đó. Điều này sẽ dẫn tới việc vị thế của Đức ở Châu Âu trong tương lai sẽ bị thách thức nghiêm trọng. Đức là một cường quốc quân sự quy mô nhỏ với bản sắc chính trị kể từ sau Chiến tranh Lạnh là từ chối tham chiến. Cả ba nước đều cho rằng quan hệ với Nga sẽ phải được thiết lập lại sau chiến tranh vì đây là nước láng giềng quan trọng và không thể bị cô lập về lâu dài. Nhưng điều đó có nghĩa là kinh doanh trở lại và làm việc cùng nhau trong các tổ chức quốc tế kiểu như một nhóm quốc gia hợp tác đa phương. Điều này là 'tất yếu' bởi vào đầu năm 2022, tương lai của châu Âu dường như nằm trong tay của Ðức và Nga. Thế nhưng, cuộc chiến tại Ukraine đã làm thay đổi bản đồ địa chính trị của lục địa già. 

Các nước Baltic và Ba Lan, Anh muốn thông qua nỗ lực tiếp cận với cuộc chiến tại Ukraine để cô lập Nga khỏi quyền kiểm soát tương lai Châu Âu . Điều này bộc lộ những rạn nứt sâu sắc giữa các quốc gia EU. Các nước Baltic và Ba Lan, Anh có thể không hợp tác với Nga trong tương lai, nhưng cũng sẽ không đối đầu. Nguyên nhân là do bởi Mỹ cũng đang muốn tái khẳng định quyền lực ở Châu Âu, và những nước kể trên cũng rất cần sự tán thành và hỗ trợ vật chất từ Mỹ cho việc tái cấu trúc Châu Âu.

Chiến sự ở Ukraine: Bất đồng nội bộ liên minh quốc phòng Phương Tây về cách đối phó với Nga trong và sau chiến tranh - Ảnh 4.

Các binh sĩ Ukraine nằm trên xe tăng và ngồi trên xe ở ngoại ô thành phố, gần Severodonetsk..


Hoàng Việt (focus.de)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem