Chiến sự Nga-Ukraine: Phân tích của chuyên gia về thứ Ukraine cần và nhận được gì vào 'phút chót'

Chủ nhật, ngày 29/05/2022 17:14 PM (GMT+7)
'Số phận' của Ukraine đang phụ thuộc vào những thứ này trong thời điểm chiến sự đi vào giai đoạn quyết định.
Bình luận 0

Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, quân đội nước này đã đẩy lùi 8 cuộc tấn công của Nga ở khu vực Donetsk và Luhansk trong 24 giờ qua. Một cuộc tấn công của pháo binh Nga vào Sievjerodonetsk đã không thành công. Theo Thống đốc Serhiy Hajdaj, khoảng 10.000 binh sĩ Nga được cho là đang ở Luhansk Oblast ở miền Đông Ukraine.

Theo tuyên bố của phía Nga m, quân đội Nga muốn giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn nhỏ Lyman quan trọng về mặt chiến lược. Nga dự kiến sẽ kiếm thêm được số tiền tương đương 13,7 tỷ euro trong năm nay từ việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch như khí đốt. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anton Siluanov cho biết trên kênh truyền hình nhà nước: "Chúng tôi mong đợi doanh thu từ dầu và khí đốt có thể lên tới một nghìn tỷ rúp. Số tiền này được dự định bổ sung cho các khoản thanh toán bổ sung cho những người đang hưởng lương hưu và các gia đình có trẻ em tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine".

Chiến sự Nga-Ukraine: Phân tích của chuyên gia về thứ Ukraine cần và nhận được gì vào 'phút chót' - Ảnh 1.

Một cậu bé đứng trước một ngôi nhà bị phá hủy ở Kramatorsk thuộc Donbass.

Ngoài ra, Nga cũng đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh một lần nữa. Bộ Quốc phòng cho biết tên lửa loại Zirkon được phóng từ một tàu khu trục nhỏ ở biển Barents hướng tới một mục tiêu ở Biển Trắng ở Bắc Cực. Mục tiêu ở cách khoảng một nghìn km đã được "nhắm thành công". 

Trong khi đó, Ukraine đang yêu cầu giao vũ khí hạng nặng nhanh chóng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc điện đàm phản đối việc giao thêm vũ khí cho Ukraine có thể dẫn đến "tình hình ở Ukraine sẽ tiếp tục mất ổn định và cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ trở nên tồi tệ hơn", theo báo cáo của Điện Kremlin.

Những động thái trên của Nga và Ukraine được các chuyên gia quân sự nhận định đây chính là giây phút quyết định quan trọng của cuộc chiến này.

Chiến sự Nga-Ukraine: Phân tích của chuyên gia về thứ Ukraine cần và nhận được gì vào 'phút chót' - Ảnh 2.

Binh sĩ Ukraine huấn luyện với tên lửa phòng không Javelin tháng 2/2022.

Ukraine hiện đang cần những hệ thống vũ khí nào?

Ukraine đang chịu áp lực ở Donbass. Theo Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, lực lượng vũ trang của nước này đang mất từ 50 đến 100 binh sĩ tại đây mỗi ngày. Không biết Ukraine đã mất bao nhiêu binh sĩ và vật chất gì trong cuộc chiến kéo dài suốt 3 tháng nhưng chắc chắn các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước là rất cao.

Wolfgang Richter, một cựu đại tá tại Lục quân Đức và hiện là chuyên gia quân sự tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh cho hay: "Ukraine vẫn đang sử dụng những chiếc xe tăng được cho là đến từ các nước NATO Đông Âu, và họ cần mẫu xe tăng hiện đại hơn của phương Tây từ Mỹ hoặc Đức để kích hoạt các cuộc phản công".

Hiện có 20 quốc gia đã thông báo giao thêm vũ khí cho chính phủ ở Kiev. Hy Lạp, Ý, Na Uy và Ba Lan muốn bàn giao pháo và đạn dược cho Ukraine. Ngoài ra, Cộng hòa Séc sẽ chuyển giao trực thăng chiến đấu, xe tăng và tên lửa. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov đã xác nhận việc chuyển giao nhiều loại vũ khí hạng nặng. Theo đó, Mỹ đã chuyển giao 100 pháo tự hành, cùng tên lửa Harpoon để phòng thủ bờ biển từ Đan Mạch. Mặc dù tên lửa chống hạm loại Harpoon không thể được sử dụng trong các trận chiến ở Donbass, nhưng vẫn có thể giúp Lực lượng vũ trang Ukraine. Người Ukraine đã sử dụng những tên lửa như vậy để đánh chìm tàu Moskva của Hạm đội Biển Đen, Nga. Theo báo cáo thì Harpoon hoặc tên lửa tấn công của hải quân vẫn bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 300 và 250 km.

Chính phủ Liên bang Đức đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các hệ thống vũ khí của mình cho các nước NATO ở Đông Âu, đổi lại các nước này sẽ chuyển giao các hệ thống từ thời Liên Xô cho Ukraine. Các binh sĩ Ukraine đã quen thuộc với kỹ thuật này và các lực lượng vũ trang có các bộ phận để sửa chữa và các công cụ phù hợp. Theo đó, Bộ Quốc phòng Liên bang đã thông báo: "Đức sẽ cung cấp cho Cộng hòa Séc 15 xe tăng Leopard 2 A4 và đảm nhận việc đào tạo binh lính Séc. Đổi lại, Praha sẽ trao nhiều vũ khí hơn cho Ukraine."

Wolfgang Richter - một chuyên gia quân sự tại Viện Quốc tế và An ninh Đức (SWP) cho rằng việc chuyển giao và trao đổi vũ khí tại thời điểm này là 'điểm sáng' duy nhất mang tính quyết định cho chiến sự Nga-Ukraine: "Việc trao đổi vũ khí có lợi thế là các đồng minh Trung Đông Âu có thể chuyển giao pháo, xe tăng chiến đấu và thiết giáp chở quân theo thiết kế của Liên Xô cho Ukraine đã được biết đến và đang sử dụng ở đó. Do đó, không phải thiết lập lại chuỗi hậu cần hay các phi hành đoàn phải được đào tạo đặc biệt cho các hệ thống mới. Và Ukraine có thể gửi trực tiếp những vũ khí này tới các trận chiến ở Donbass. Các hệ thống hoạt động do Liên Xô thiết kế có thể được triển khai ngay sau khi hàng đến Ukraine. Các nước cường quốc quân sự cao như Mỹ, Đức, Anh, Pháp... cũng không ảnh hưởng đến thời gian các đồng minh cần cho việc 'giao hàng' cho Ukraine. Đồng thời, nó có nhiệm vụ lấp đầy những khoảng trống trong quân Đồng minh bằng các thiết bị của phương Tây, mà không nhạy cảm về thời gian như việc giao hàng trực tiếp cho Ukraine."

Nhưng, Đức lại đang bị chỉ trích vì sự chần chừ của họ.

Chiến sự Nga-Ukraine: Phân tích của chuyên gia về thứ Ukraine cần và nhận được gì vào 'phút chót' - Ảnh 3.

Các phương tiện bị phá hủy của quân đội Nga ở khu vực Kharkiv.

Tại sao việc trao đổi vũ khí giữa Đức và các nước Đông Âu lại diễn ra chậm chạp như vậy?

Lục quân Đức hầu như không còn vật liệu nào có thể chuyển giao cho Ukraine. Các kho dự trữ cần thiết cho quốc phòng và liên minh đã được báo cáo cho NATO. Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Siemtje Möller cho biết trên ZDF: "Trong số các hệ thống vũ khí hạng nặng "mà chúng tôi có", "không phải tất cả đều hoạt động hoàn toàn. Một số trong số chúng được bảo dưỡng định kỳ hoặc dùng trong việc huấn luyện đào tạo".

Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Robert Habeck (Die Grünen) đã bác bỏ cáo buộc chống lại việc Đức thiếu hỗ trợ cho Ukraine. Ông trả lời trên tờ Welt am Sonntag: "Các binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện trên Panzerhaubitze 2000, hệ thống pháo tự hành bánh xích tối tân và uy lực nhất hiện nay. Nó cũng được coi là một trong những vũ khí pháo binh mạnh nhất trong kho vũ khí của Lục quân Đức. Đức sẽ sớm chuyển giao số vũ khí này (7 chiếc) cho Ukraine. Vì vậy, không có nghĩa là Đức không cung cấp gì hoặc quá ít". Đúng là Berlin không thể thực hiện được tất cả mong muốn của Ukraine.

Ngành công nghiệp vũ khí của Đức đã trình bày với Bộ Quốc phòng Liên bang một danh sách dài các sản phẩm mà nước này có thể cung cấp cho Ukraine. Các tàu sân bay bọc thép Marder và xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 cũng có mặt trong đó, nhưng chúng sẽ không được bàn giao cho Ukraine. Möller giải thích rằng các thành viên của liên minh đã đồng ý không cung cấp cho Ukraine các xe chiến đấu bộ binh và xe tăng chiến đấu chủ lực của "mô hình phương Tây", bởi nó là 'sức mạnh trung tâm' của tất cả các quốc gia phương Tây.

Nội các liên bang dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz cho đến nay vẫn chỉ hứa hẹn về việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí hạng nặng trong tương lai chứ chưa chuyển giao bất cứ thứ gì. Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht hứa với chính phủ Kiev rằng họ sẽ nhận được pháo tự hành và xe tăng phòng không Gepard cùng súng ống. Wolfgang Richter lý giải về sự chậm trễ này: "Kể từ khi pháo tự hành Gepard ngừng hoạt động trong Lục quân Đức vào năm 2012, trước tiên chúng phải được sửa chữa và thiết lập dây chuyền hậu cần (đạn dược, phụ tùng thay thế). Ngoài ra, các binh sĩ Ukraine cần phải được đào tạo. Do đó, chúng có thể sẽ không có mặt trên chiến trường cho đến cuối mùa Hè năm 2022". Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức cho biết dự kiến 15 xe tăng phòng không và 30 khẩu pháo tự hành Gepard sẽ sẵn sàng cho Ukraine vào tháng 7.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht đã hứa cung cấp 59.000 viên đạn. Các chuyên gia cho rằng số lượng đạn pháo này sẽ khó có thể đủ cho một nhiệm vụ dài hơi. Phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Đức giải thích rằng: "Đạn không được sản xuất trong vòng vài ngày, đó là loại đạn mà chúng tôi lấy từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các công ty từ nước ngoài để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ ở Thụy Sĩ, chính phủ đã cấm xuất khẩu đạn dược có sẵn sang Ukraine vì tính trung lập của quốc gia này".






Hoàng Việt (zeit.de)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem