Quảng Nam: Đến năm 2025, phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Đại Nghĩa Thứ ba, ngày 24/11/2020 14:32 PM (GMT+7)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu vừa chủ trì cuộc họp nghe Sở NNPTNT báo cáo các nội dung trình HĐND tỉnh kỳ họp cuối năm 2020, trong đó có báo cáo về Đề án và cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025.
Bình luận 0

Theo đó, mục tiêu tổng quát Đề án nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để sản xuất các sản phẩm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Quảng Nam: Đến năm 2025, phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên  - Ảnh 1.

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025, mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn Việt Nam bền vững.

Đề án cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Củng cố, nâng cấp hơn 200 sản phẩm OCOP đã có từ 2018-2020, phát triển mới ít nhất 200 sản phẩm; Đến năm 2025, mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; Có ít nhất 5 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, đạt 5 sao, phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản trị chất lượng, tham gia thị trường xuất khẩu.

Quảng Nam: Đến năm 2025, phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên  - Ảnh 2.

Mục tiêu năm 2025, doanh số bán hàng OCOP đạt trên 300 tỷ đồng, gấp trên 4 lần so với năm 2020, lợi nhuận đạt trên 80 tỷ đồng.

Đến năm 2025, doanh số bán hàng OCOP đạt trên 300 tỷ đồng, gấp trên 4 lần so với năm 2020; lợi nhuận đạt trên 80 tỷ đồng. Doanh thu các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận năm sau tăng hơn năm trước. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia OCOP Quảng Nam; Duy trì Chu trình OCOP thường niên; Có hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Nam, phát triển thương hiệu OCOP Quảng Nam;...

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 621.500 triệu đồng, trong đó ngân sách TW hỗ trợ 50.000 triệu đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ 75.000 triệu đồng; ngân sách địa phương cấp huyện 30.400 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các Chương trình, đề án, dự án 27.100 triệu đồng; Vốn huy động từ các doanh nghiệp, HTX, THT, Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP và các nguồn vốn hợp pháp khác 439.000 triệu đồng.

Quảng Nam: Đến năm 2025, phấn đấu mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên  - Ảnh 3.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 621.500 triệu đồng,

Sau khi nghe các ý kiến góp ý của các Sở, ngành có liên quan tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hồ Quang Bửu đề nghị Sở NNPTNT tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn chỉnh đề án trình UBND tỉnh xem xét để trình ra kỳ họp HĐND tỉnh trong tháng 12 tới.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem