Giả danh shipper hãng Ahamove đặt mua hàng ở Lazada rồi chiếm đoạt, đem bán
Huỳnh Minh Quân đặt hàng trên app Lazada, sau đó giả làm shipper của hãng Ahamove đến nhận hàng đem giao rồi chiếm đoạt, đưa lên Chợ Tốt để bán.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
ĐBSCL – “điểm tựa” của trái cây Việt
Năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ. Đây là kỷ lục mới của ngành rau quả Việt Nam và cũng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024. Đứng đầu về danh sách rau quả xuất khẩu là sầu riêng với giá trị ước đạt 3,3 tỷ USD; tiếp theo là thanh long khoảng 435 triệu USD; tiếp đến là chuối, xoài và một số mặt hàng khác như mít, dừa, dưa hấu…
Số liệu mới từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tháng 3/2025 đạt hơn 477 triệu USD, tăng 52,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, lũy kế quý I/2025, ngành này chỉ thu về hơn 1,16 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường lớn nhất của rau quả Việt - đạt hơn 521 triệu USD, giảm 27,4%. Nguyên nhân là nước này siết chặt kiểm dịch, áp thêm quy định như kiểm tra “vàng O” với sầu riêng. Tình trạng đứt gãy logistics và chi phí vận chuyển tăng cũng góp phần khiến các đơn hàng bị chậm trễ.
Quý I, thị trường Mỹ cũng chi 111 triệu USD (gần 2.900 tỷ đồng) nhập rau quả Việt Nam, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, để khắc phục những hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ trái cây hiện nay, phải củng cố các tổ hợp tác, HTX để làm ăn bài bản hơn, từ đó đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, nông dân phải tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, để nâng cao chất lượng trái cây…
Theo nhận định của Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - ông Đặng Phúc Nguyên, mục tiêu 8 tỷ USD kim ngạch rau quả năm 2025 vẫn khả thi, nhưng “chỉ khi Việt Nam nâng chuẩn chất lượng và tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế”.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 4 Nghị định thư, trong đó, 2 Nghị định thư về xuất khẩu ớt và chanh leo. Điều này, càng củng cố thêm niềm tin và kết quả xuất khẩu bứt phá trong năm 2025 của mặt hàng rau quả.
Để hiện thức hóa xuất khẩu rau quả 8 tỷ USD, ĐBSCL đang được coi là “điểm tựa” cho mục tiêu này. Theo TS Võ Hữu Thoại - Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, ĐBSCL là vùng sản xuất cây ăn trái truyền thống và chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện tại. Diện tích trồng cây ăn trái của ĐBSCL có xu hướng tăng trong 10 năm qua.
TS Thoại cho rằng, tiềm năng phát triển cây ăn trái ở ĐBSCL vẫn còn, một phần do quy mô diện tích trồng đang được mở rộng (vườn cải tạo, đất lúa kém hiệu quả...). Nhìn ở khía cạnh tiêu thụ, theo TS Thoại, trái cây nước ta cũng có nhiều cơ hội phát triển. Trước hết là các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước được thực hiện mở ra cơ hội lớn cho trái cây cả nước nói chung. Dư địa còn lớn, xuất khẩu trái cây tăng nhanh những năm gần đây, tác động tích cực đến cải thiện giá bán trái cây của nhà vườn. Đây là động lực quan trọng để nhà vườn đầu tư thâm canh, tăng năng suất và chất lượng trái.
Nhìn trên bình diện tổng thể, dư địa đối với ngành hàng trái cây còn lớn, nhưng để phát triển bền vững cũng cần đánh giá đúng thực trạng và đưa ra dự báo sát với tình hình thực tiễn. Theo TS Võ Hữu Thoại, để phát triển cây ăn trái bền vững cần đánh giá lại nguồn tài nguyên nước từng khu vực, quy hoạch và phát triển các hệ thống thủy lợi theo từng vùng.
Khai thác tối đa lợi thế
Với 370.000ha cây ăn trái, ĐBSCL đóng góp 60% sản lượng trái cây xuất khẩu của cả nước và năm 2024. Cùng với xu hướng chuyển đổi chung của các tỉnh, thành trong khu vực, trên địa bàn Tiền Giang hiện đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái chủ lực, đặc sản.
Huyện Cái Bè là địa phương có diện tích cây ăn trái lớn của tỉnh Tiền Giang với nhiều loại trái cây đặc sản. Trong đó, cây sầu riêng chiếm diện tích lớn và tăng nhanh trong những năm gần đây.
Theo UBND huyện Cái Bè, đến nay, diện tích sầu riêng của huyện khoảng 10.000ha; trong đó, diện tích cho trái chiếm khoảng 2/3. Để phát triển cây sầu riêng, thời gian qua, huyện Cái Bè đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi đồng bộ.
Song song đó, địa phương còn tập trung hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Huyện cũng đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Hằng năm, ngành nông nghiệp đều xây dựng kế hoạch tập huấn, hội thảo và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trên cây ăn trái, chủ yếu trên cây sầu riêng. Ngoài ra, địa phương còn tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn xây dựng mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Đến cuối năm 2024, toàn huyện có 60 MSVT sầu riêng được cấp với diện tích trên 1.500ha.
Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Văn Đông (xã Hậu Thành, huyện Cái Bè) quyết định chuyển 1ha lúa sang trồng sầu riêng. Ông Đông chia sẻ: “Đất ruộng tại khu vực của tôi nằm trong ô đê bao nên đảm bảo việc trồng sầu riêng. Cây sầu riêng phát triển rất tốt không thua ở khu vực phía nam Quốc lộ 1. Lứa trái đầu tiên thu hoạch vào dịp sầu riêng giá cao nên lời bộn”.
Huyện Cờ Đỏ có diện tích trồng cây ăn trái lớn của Cần Thơ với khoảng 5.000ha, với nhiều loại cây ăn trái đặc sản xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.
Nông dân Nguyễn Hoàng Anh (xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ) cho biết, với hơn 5ha nhãn canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia đã giúp cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Chính áp dụng quy trình canh tác nghiêm ngặt đã giúp cho sản phẩm được giá, không còn lo đầu ra như nhiều năm trước.
“Mỗi thị trường đòi hỏi quy trình khác nhau, muốn để vào thị trường Mỹ thì mình làm cho chất lượng, muốn được vào thị trường châu Âu thì mình làm theo tiêu chuẩn của VietGAP. Mình phải vào HTX rồi làm theo quy trình để xuất khẩu sang các thị trường” - anh Hoàng Anh chia sẻ.
Để khu vực ĐBSCL phát huy tổng thể giá trị, thế mạnh của ngành hàng trái cây, TS Võ Hữu Thoại cho rằng, cần đánh giá lại nguồn tài nguyên nước từng khu vực, quy hoạch và phát triển các hệ thống thủy lợi theo từng vùng. Từ đó, quy hoạch lại các vùng trồng thích hợp với từng loại cây ăn trái. Một trong những giải pháp quan trọng là nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện...) để thuận lợi chuyên chở vật tư nông nghiệp, nông sản và phục vụ cơ giới hóa sản xuất.
Nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh, năng lượng xanh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước (tưới tiết kiệm, phân hòa nước). “Một trong những giải pháp căn cơ là nghiên cứu nhu cầu nước trong mùa khô cho từng loại cây trồng, từng vùng sinh thái, ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, nhất là giai đoạn kinh doanh” - ông Thoại nói.
Đồng thời, đánh giá mức độ ảnh hưởng của giống cây trồng tại những vùng có nguy cơ cao (hạn, mặn, ngập, phèn) để đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích hợp. Bên cạnh đó, nhà nước cần quản lý chặt khâu sản xuất cây giống cây ăn trái và cung ứng cây giống tốt, sạch bệnh cho người trồng.
Còn theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các địa phương cần có những chương trình để tập huấn nông dân về nâng cao trình độ công nghệ thông tin, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất dễ dàng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, tham gia các sàn thương mại điện tử hoặc là các hội chợ trong và ngoài nước để bán hàng, để giới thiệu về hàng hóa…
“Từ đó sẽ tạo ra một thương hiệu của vùng nguyên liệu, từ những thương hiệu vùng nguyên liệu của địa phương sẽ hình thành nên thương hiệu quốc gia. Và khi hàng hóa có thương hiệu quốc gia thì chúng ta không sợ là không có người mua, không có thị trường” - ông Nguyên nhận định.
Ngày hợp nhất, sáp nhập cận kề, người Hải Dương càng nâng niu, trân trọng, gìn giữ hồn đất, tình quê.
Huỳnh Minh Quân đặt hàng trên app Lazada, sau đó giả làm shipper của hãng Ahamove đến nhận hàng đem giao rồi chiếm đoạt, đưa lên Chợ Tốt để bán.
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường cung cấp sáng nay (20/6) tại buổi họp báo chuẩn bị cho Hội nghị Tổng kết Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Thép xanh Nam Định sẽ tặng vé miễn phí cho CĐV trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 2024/2025, trên sân Thiên Trường - nơi họ sẽ chính thức nâng cao chiếc cúp vô địch V.League 2024/2025.
Vải thiều chính vụ ở Bắc Giang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Năm nay vải thiều được mùa nhưng giá bán đang sụt giảm mạnh, khiến những hộ trồng vải thiều ở Bắc Giang chưa trọn niềm vui.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025. Nghị định nêu rõ nhóm đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế.
Sáng 20/6, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến an toàn thực phẩm.
Được xác định là đơn vị phân phối dòng sữa Hiup, Alama Việt Nam có hệ thống chi nhánh và địa điểm kinh doanh trên nhiều tỉnh, thành phố.
"Người chăn nuôi không sợ chi phí, không ngại tiêm phòng. Chúng tôi chỉ cần một điều, niềm tin vào hiệu quả của vaccine dịch tả lợn châu Phi," đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thắng, đại diện Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ (Hà Nội) tại Tọa đàm "Vaccine dịch tả lợn châu Phi – Làm gì để nông dân tin tưởng sử dụng?"
Trong hành trình 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, Dân Việt vinh dự được trở thành một mảnh ghép quan trọng, mang trong mình sứ mệnh cao cả: Là người bạn đồng hành tin cậy của bà con nông dân, và là tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của người dân.
126 xã, phường mới của Hà Nội đã đồng loạt vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp; cán bộ làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc...
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt tuyên dương những người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
Tiếp nối hành trình lan tỏa những giá trị nhân ái, Quỹ thiện nguyện K Coffee & Cherry Chia sẻ yêu thương vừa tổ chức lễ trao tặng 200 triệu đồng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.
Hoàng đế Ung Chính (1677-1735) là con trai thứ 4 của Khang Hi đế và là vị vua thứ 5 của vương triều Đại Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Hoàng đế Ung Chính cai trị Trung Hoa chỉ trong 13 năm. Ông đột ngột qua đời vào năm 1735, thọ 58 tuổi.
Khi những chuyến xe rời khỏi khu công nghiệp không còn là lựa chọn duy nhất, ngày càng nhiều người trẻ Thái Bình đang chọn trở về, mang theo hoài bão lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Làn sóng hồi hương không chỉ là sự trở về về mặt địa lý, mà là khởi đầu của một xu hướng giảm nghèo bằng nội lực, sáng tạo và khát vọng sống mới.
Không chỉ là vùng lúa gạo trù phú, Thái Bình còn sở hữu dải bờ biển dài, nơi đang chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, mô hình trồng rừng ven biển đang trở thành một chiến lược kép: vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo sinh kế cho người nghèo.
Tại Khánh Hòa, giải đua xe thể thao và địa hình Victory Challenge Sailun Cup 2025 năm nay thu hút hơn 300 vận động viên.
Một con trăn đất (Python molurus) có tên trong sách Đỏ trọng lượng khoảng 20 kg bò vào nhà dân ở quận Hải An, TP Hải Phòng và được người dân này nộp cho ngành chức năng của thành phố.
Trận đấu Flamengo vs Chelsea trong khuôn khổ lượt trận thứ hai bảng D FIFA Club World Cup 2025™ có sự cân bằng về đẳng cấp và hai bên có thể sẽ chia điểm trong một màn so tài giàu kịch tính.
Tối qua (19/6), tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng long trọng tổ chức sự kiện “Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ”.
Hiện nay bà Lan, nông dân nuôi gà rừng ở thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) bán từ gà rừng giống đến gà rừng thịt. Gà rừng 45 ngày tuổi bán 400.000 đồng/cặp, gà rừng 60 ngày bán 600.000-700.000 đồng/cặp, gà rừng 90 ngày tuổi bán hơn 1 triệu đồng/cặp. Riêng gà rừng thịt xuất bán giá 200.000 đồng/kg.
Ủy ban MTTQ TP.HCM kết thúc hoạt động. Ủy ban MTTQ TP.HCM mới, khi TP.HCM sáp nhập với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương sẽ hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Ngày 19/6/2025, Viettel chính thức khởi động chuyến xe 5G tại thành phố Cần Thơ, mở màn hành trình lan toả công nghệ 5G đến người dân tại 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là hoạt động nằm trong chiến lược phổ cập 5G toàn quốc nhằm giúp người dân mọi miền tiếp cận trải nghiệm số vượt trội, miễn phí và dễ dàng nhất của Viettel.
"Kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là dịp nhìn lại một hành trình vẻ vang, mà còn là cơ hội để tái khẳng định sứ mệnh chính trị, văn hóa và xã hội của báo chí trong giai đoạn phát triển mới của đất nước...", Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, các Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm, không né tránh và đưa ra những cam kết, giải pháp cụ thể.
Bộ phận này rất được yêu thích bởi sự mềm mềm, béo ngậy vừa dễ ăn lại rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng có thể chế biến nhiều món ăn ngon
Việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Thống nhất Dân tộc Ukraine Oleksiy Chernyshov trốn khỏi đất nước cho thấy sự sụp đổ sắp xảy ra, nghị sĩ Ukraine Artem Dmitruk bày tỏ quan điểm trên kênh Telegram.
Tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị trực tuyến vận hành thử nghiệm hoạt động mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Đông Lộc (trước thuộc huyện Nghi Lộc) nhằm kiểm tra tính khả thi, đồng bộ và hiệu quả của việc vận hành mô hình tổ chức bộ máy mới.
Sáng 20/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong đó nội dung bạo lực học đường, dạy thêm, học thêm được quan tâm.
Các phương tiện và thiết bị vệ sinh môi trường hiện đại được giới thiệu và vận hành, bao gồm: xe quét rửa điện, xe xịt rửa cao áp, xe chuyên dụng phân loại – thu gom rác thông minh, hệ thống giám sát và nhà phân loại rác tại nguồn.
Trước kiến nghị về việc hội viên nông dân bày tỏ sự lo lắng trước xu hướng nhập khẩu nông sản hiện nay, đặc biệt là các mặt hàng nông sản từ Mỹ để cân bằng thương mại, điều này sẽ tạo ra áp lực không nhỏ cho ngành nông sản Việt, trả lời vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra loạt giải pháp.