Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Diện tích sầu riêng tăng trưởng "nóng"
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nguyên cũng như cả nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển cây sầu riêng. Diện tích sầu riêng của tỉnh năm 2024 là khoảng 35.000ha, tăng hơn 12.000ha so với năm 2022, sản lượng ước đạt trên 350.000 tấn.
Theo tìm hiểu của PV báo Dân Việt, giá cây giống sầu riêng ở các vườn ươm tại Đắk Lắk năm nay tăng gấp đôi so với năm trước. Cây giống ghép DONA có giá từ 100.000-400.000 đồng tùy theo kích thước và giống thực sinh hoặc giống ghép. Trong khi thời điểm này năm trước giá chỉ ở mức 50.000-180.000 đồng.
Một chủ vườn ươm cây giống ở xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, giá cây giống sầu riêng năm nay tăng mạnh nhất là từ thời điểm đầu mùa mưa giá cây giống có thể nói là tăng theo từng ngày. Dự đoán trước tình hình cơ sở này cũng đã tăng số lượng ươm giống sầu riêng lên đến 30.000 cây (năm ngoái là 15.000 cây). Tuy nhiên, vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Anh Trần Văn Hoàn, ở huyện Krông Ana (một nông dân đi tìm mua cây giống sầu riêng) chia sẻ, anh đi tìm mua thêm 200 cây sầu riêng DONA giống ghép để trồng thêm vào diện tích bơ mà gia đình vừa phá. Tuy nhiên, đã nhiều ngày nay anh vẫn chưa quyết định được là mua loại nào vì nỗi lo về chất lượng cũng như cân nhắc về giá cây giống.
"Đầu mùa mưa tới giờ tôi vẫn chưa thể chọn mua được cây giống phù hợp. Bây giờ mà chọn cây giá 100.000 đồng thì cây quá nhỏ và yếu trồng cũng rất khó. Còn nếu mua loại lớn thì có giá tới 400.000 đồng với 200 cây phải chi ra 80 triệu đồng tiền giống là con số không nhỏ với tôi. Mà điều lo lắng nhất là chất lượng cây giống hỏi thì chỗ nào cũng nói yên tâm về chất lượng nhưng hàng xóm nhà tôi đã có nhà mua phải giống kém chất lượng trồng hơn 3 năm rồi lại phải phá đi", anh Hoàn than thở.
Liên quan đến việc diện tích sầu riêng tăng trưởng "nóng" ở nhiều địa phương, Sở NN&PTNT Đắk Lắk nhận định, việc tăng trưởng "nóng" về diện tích, sản lượng sầu riêng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có biến động phát sinh của thị trường.
Cùng với đó, ngành hàng sầu riêng còn thiếu liên kết yếu vùng trồng, tổ chức sản xuất, hoạt động thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sầu riêng. Nhiều vùng sản xuất sầu riêng còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng người dân trồng sầu riêng trên những vùng đất chưa phù hợp, chưa đảm bảo nước tưới... chưa thực hiện tốt quy trình sản xuất, chưa kiểm soát tốt các đối tượng kiểm dịch thực vật mà nước nhập khẩu quan tâm như rệp sáp, ruồi đục quả, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trao đổi vối PV báo Dân Việt, ông Sùng A Báo, ở huyện Krông Pắk cho biết, đối với việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì ông cũng không biết gì. Thấy người khác mua thuốc gì hiệu quả thì cũng mua về phun.
Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, để ngành hàng sầu riêng bền vững, cần xây dựng chiến lược lâu dài về chất lượng, cùng với đó là tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân.
Ông Nguyễn Hoài Dương thông tin thêm, hiện nay, thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ yếu của Đắk Lắk là Trung Quốc chiếm đến 90% sản lượng. Sầu riêng Đắk Lắk được nhập khẩu chính thức vào thị trường này từ ngày 11/7/2022 với nhiều yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng đối với vùng trồng và cơ sở đóng gói.
"Với nhiều yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng của thị trường Trung Quốc đòi hỏi nhà vườn phải thay đổi tập quán sản xuất từ việc chỉ quan tâm đến năng suất sang tập trung vào chất lượng của sản phẩm. Tại Đắk Lắk hiện nay đang nhân rộng các mô hình canh tác sầu riêng theo các tiêu chuẩn chất lượng như Viet GAP, thậm chí Global GAP", ông Nguyễn Hoài Dương cho biết.
Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) để giải quyết những tồn tại như hiện nay và định hướng sản xuất, xuất khẩu sầu riêng của tỉnh phát triển ổn định, bền vững cần chú trọng đến chất lượng. Cùng với đó, là định hướng đầu tư công nghệ khoa học cho nghành hàng.
"Quan trọng nhất là chất lượng, chất lượng sẽ quyết định thương hiệu sầu riêng. Đắk Lắk cần có thay đổi để thực thi vấn đề này, định hướng đầu tư cho khoa học công nghệ cho ngành hàng mũi nhọn, hợp tác với viện nghiên cứu tăng nguồn lực đầu tư nghiên cứu tình hình sâu hại dịch bệnh, tiêu chuẩn cho sầu riêng đáp ứng nhu cầu nông dân", ông Lê Thanh Hòa cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.