Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại thời điểm cuối năm 2015, Bộ Xây dựng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 16 Tổng Công ty, trong đó có 9 Tổng Công ty – TNHH MTV; 7 Tổng công ty – CTCP.
Đến thời điểm hết tháng 6/2020, Bộ Xây dựng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 13 Tổng công ty (giảm 03 Tổng công ty: DIC và Xây dựng Bạch Đằng do đã thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước; LICOGI đã được chuyển giao về SCIC).
2 Tổng công ty – TNHH MTV gồm: Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).
11 Tổng công ty – CTCP, gồm: Sông Hồng, VIGLACERA, XD Hà Nội, Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (VIWASEEN), Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO), Xây dựng số 1 (CC1), Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Cơ khí xây dựng (COMA), Sông Đà, Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC).
Về công tác cổ phần hoá, Bộ Xây dựng cho biết, tính từ thời điểm cuối năm 2015 đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cổ phần hoá, chuyển doanh nghiệp sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần thêm 7 Tổng công ty gồm: LILAMA, CC1, FICO, VNCC, COMA, IDICO và Sông Đà, nâng tổng số doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng hoàn thành cổ phần hoá 14/16 Tổng công ty – tính cả Tổng công ty DIC và XD Bạch Đằng.
Toàn bộ các doanh nghiệp sau khi CPH đều đã thực hiện niêm yết theo quy định. Trong niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán có 3 doanh nghiệp (DIC, VIGLACERA, IDICO)
Sàn giao dịch Upcom 11 doanh nghiệp sau cổ phần hoá, về cơ bản, các doanh nghiệp đều tiếp tục duy trì nghề sản xuất kinh doanh truyền thống, đa số các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, hoạt động hiệu quả hơn, sức cạnh tranh được nâng cao.
Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt, nhạy bén hơn. Quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, các cổ đông tham gia đóng góp vốn được đảm bảo; đời sống của người lao động được ổn định, cải thiện.
DNNN, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện đã đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hoá đối với 2 Tổng công ty còn lại là Tổng Công ty HUD và VICEM. Trong đó tập trung thực hiện công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị Định số 167/2017/NĐ-C; làm việc với các địa phương về phương án sử dụng đất và giá nhà đất theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng đang chỉ đạo HUD và VICEM đẩy mạnh thực hiện công tác cổ phần hoá theo kế hoạch tại Quyết định số 26/2019/QĐ-TTG ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.