Tây Ninh: Sản vật núi rừng ở đây là thứ gì mà dân đi đào gặp nguy hiểm vẫn cứ đi?

Chủ nhật, ngày 08/11/2020 00:03 AM (GMT+7)
Măng le được xem là đặc sản của rừng. Mùa măng bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến hết tháng 10. Trong khoảng thời gian này, không ít người dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đi bẻ măng le về bán hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Bình luận 0

Có nhiều loại măng, phải kể đến là tre, trúc, lồ ô, tầm vông, nứa... nhưng măng le là loại được ưa thích nhất, đơn giản măng le đặc ruột, dễ chế biến, vị hơi ngọt bùi, có mùi thơm đặc trưng, không chát, không quá đắng...

Vì thế, ngày càng có nhiều người đi “săn lùng” loại măng này, làm cho nguồn măng trong tự nhiên dần khan hiếm. 

Tây Ninh: Sản vật núi rừng ở đây là thứ gì mà dân đi đào gặp nguy hiểm vẫn cứ đi? - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Thanh Phong (xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) cho rằng, nếu mọi người biết giữ gìn, khai thác đúng kiểu để măng le phát triển sẽ tạo thêm thu nhập tốt cho người dân địa phương.

Do đặc thù của cây le có tán lá thấp và rậm rạp, nhiều loại ong và kiến có nọc độc thường chọn bụi le làm tổ; bò cạp, rắn, rết, hố sâu...hay nằm ẩn khuất trong lớp lá ủ dày bên dưới tán le. 

Do vậy, khi bẻ măng, người ta phải bò từ bụi le này qua bụi khác để tìm măng nên rất dễ trở thành "nạn nhân" của các loại động vật này. 

Tuy nhiên, do măng le mang lại nguồn thu khá lớn, nên cứ vào mùa măng, nhiều người không ngại nguy hiểm, vào sâu trong rừng phòng hộ Dầu Tiếng để tìm kiếm.

Tây Ninh: Sản vật núi rừng ở đây là thứ gì mà dân đi đào gặp nguy hiểm vẫn cứ đi? - Ảnh 2.

Số măng ít ỏi của anh Phong sau gần một buổi “lủi” rừng.

Anh Nguyễn Thanh Phong (ngụ tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh), là người chuyên đi lấy măng le cho biết, vài năm trước, chỉ trong một buổi vào rừng, nhóm của anh có thể thu hoạch khoảng 30kg măng le đã lột vỏ. 

Nhưng hiện nay, cả buổi lùng sục cũng chỉ được khoảng 10kg măng còn vỏ. Hầu như bụi le nào cũng có dấu người bẻ măng trước đó. Số lượng măng le mọc cũng ít hơn so với những năm trước.

Tây Ninh: Sản vật núi rừng ở đây là thứ gì mà dân đi đào gặp nguy hiểm vẫn cứ đi? - Ảnh 3.

Cùng kiểm tra tổng số măng le thu được.

“Măng le ngày càng ít hơn trước là do có nhiều người tận thu nguồn măng non tái sinh, chặt cây le trưởng thành để làm chà, làm cho bụi le toàn cây già cỗi. Nếu người đi bẻ măng hoặc chặt le biết chừa lại một vài cây giống tốt thì có lẽ nguồn măng đã không giảm nhiều như vậy” – anh Nguyễn Thanh Phong, một người trong nhóm bẻ măng cho hay.

Cũng giống như nhóm anh Phong, nhóm bẻ măng le của ông Nguyễn Văn Cu (ngụ tại xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) cũng không khá hơn. Ông Cu cho biết nhóm ông có 4 người nhưng một buổi thu hoạch chưa được 15kg măng còn vỏ.

Minh Quốc (Báo Tây Ninh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem