Loại rau này rất tươi tốt trong tháng 8 Âm lịch, là vị rau ngon bổ bạn nên thưởng thức. Tuy nhiên, đây là loại rau không phổ biến, mà chỉ ở vùng trồng cây kỷ tử mới kiếm được: Lá kỷ tử.
Gan là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể con người, là một trong 5 cơ quan nội tạng và là cơ quan nội tạng lớn nhất, thực hiện các chức năng trao đổi chất, giải độc và dự trữ dinh dưỡng của cơ thể con người.
Vì vậy, sức khỏe của gan rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Chúng ta cần bảo vệ gan thường xuyên, hạn chế uống rượu bia và thức khuya, không ăn quá nhiều, không tức giận.
Đồng thời, chúng ta cũng nên ăn nhiều thực phẩm có lợi cho gan và bảo vệ gan. Ví như loại rau kỷ tử là một sự lựa chọn tốt.
Mọi người thường quen thuộc với quả kỷ tử khô. Chúng xuất hiện trong nhiều món ăn như gà hầm, trà hoa, trà táo tàu, các bài thuốc bồi bổ cơ thể hoặc rượu thuốc.
Tuy nhiên, ít người nhìn thấy lá kỷ tử và càng không biết rằng lá kỷ tử là một loại rau có nhiều bổ dưỡng, có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ gan.
Quả kỷ tử mỗi năm chỉ hái được một lần, nhưng lá kỷ tử có thể hái nhiều lần, sau một thời gian chúng lại mọc lại tự nhiên nên có thể ăn nhiều lần trong năm.
Loại rau này rất giàu protein, axit amin, vitamin, alkaloid và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.
Cụ thể, loại rau này có tác dụng bảo vệ gan thận, trừ ẩm, cải thiện thị lực, làm mềm mạch máu, rất có lợi cho cơ thể nên được nhiều người ưa thích.
Cũng như các loại rau khác, lá kỷ tử có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên với trứng, làm nhân bánh bao, nấu canh hoặc trộn nộm.
Món ăn gợi ý: Nộm lá kỷ tử
Bước 1: Lá kỷ tử càng tươi non sẽ càng ngon hơn. Sau khi nhặt lá già, rửa 2 lần bằng nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối loãng từ 5 đến 6 phút. Việc ngâm loại rau này trong nước muối nhạt có tác dụng diệt khuẩn.
Sau đó cho một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi trên lửa lớn cho thêm một chút muối để lá kỷ tử không bị đổi màu, giữ được màu xanh tươi.
Cho lá kỷ tử vào nước sôi rồi chần trong 30 giây, tức là khi khi nước sôi trở lại, vớt lá kỷ tử ra thật nhanh và cho ngay vào nước lạnh để làm nguội nhanh.
Cách này giúp lá kỷ tử giữ được vị tươi và mềm. Sau đó vớt lá kỷ tử ra, để ráo nước rồi cắt nhỏ từng khúc, cho vào bát.
Lưu ý: Chần lá kỷ tử trước hết là để loại bỏ axit oxalic có trong loại rau này. Thứ hai là loại bỏ vị đắng để rau có vị ngon hơn. Nếu không chần lá kỷ tử sẽ có vị hơi đắng. Tuy nhiên thời gian chần không nên quá lâu, nếu không lá bị mềm quá sẽ ảnh hưởng đến mùi vị.
Bước 2: Đập dập vài tép tỏi; Lấy 1 nắm quả kỷ tử khô rửa sạch, ngâm trong nước ấm cho mềm; Băm nhỏ một củ hành tây.
Bước 3: Cuối cùng trộn cho tất cả các nguyên liệu vào với nhau rồi cho 2 thìa xì dầu, một thìa đường, một lượng giấm gạo vừa phải và dầu mè cho vừa ăn, khuấy đều rồi bày ra đĩa. Món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Loại rau này được mệnh danh là "bậc thầy bảo vệ gan", tháng 8 Âm lịch hãy ăn thật nhiều nhé. Ăn loại rau này 2 lần một tuần để bảo vệ gan và cải thiện thị lực, làm mềm mạch máu, có tác dụng tốt với tim mạch.
Chúc các bạn thành công khi chế biến loại rau độc lạ này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.