"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ

Thứ tư, ngày 16/09/2020 12:20 PM (GMT+7)
"Gia tài vô giá" của lịch sử và văn hóa thế giới, nơi "định cư" hàng ngàn năm của 350.000 cổ mộ
Bình luận 0

Có một quốc đảo thuộc khu vực Ả Rập, từ xa xưa đã là một quốc gia có số lượng lớn các nhóm mộ táng, phần lớn là tập trung ở phía bắc của hòn đảo, đó là Bahrain. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hơn 350.000 ngôi mộ cổ đã "định cư" ở đây trong hàng nghìn năm.

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 1.

Các gò mộ Dilmun (Dilmun Burial Mounds)

Vì những ngôi mộ này không thuộc cùng thời đại nên có sự khác biệt lớn về quy mô và phong cách xây dựng. Trong số rất nhiều quần thể mộ táng, một điểm đáng nói đến là các gò mộ Dilmun (Dilmun Burial Mounds), do có lịch sử lâu đời và giá trị khảo cổ học cao nên nó được UNESCO đưa vào danh sách gia tài lịch sử và văn hóa thế giới.

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 2.

Khu phức hợp mộ cổ Dilmun được xây dựng từ năm 2200 đến 1750 trước Công nguyên, và lịch sử của nó có thể bắt nguồn từ thời kỳ Dilmun. Đây là một đế chế ngôn ngữ Semitic cổ đại ở Ả Rập vào năm 3000 trước Công nguyên ( Văn hóa nói tiếng Semitic). Theo các ghi chép lịch sử, nền văn minh Dilmun nằm ở Vịnh Ba Tư, là đầu mối giao thương quan trọng với lịch sử 2000 năm trên kênh thương mại giữa Lưỡng Hà và văn minh lưu vực sông Ấn (Indus valley).

Theo thống kê, trong quần thể Dilmoun có tổng cộng 11774 ngôi mộ cổ, trong đó chủ yếu gồm hai phần. Một phần là nghĩa trang dân sự, và phần còn lại là nghĩa trang hoàng gia. Nghĩa trang dân sự được chia thành sáu khu chôn cất lớn, mỗi khu gồm hàng chục, thậm chí hàng nghìn ngôi mộ. Nghĩa trang hoàng gia bao gồm 17 tháp mộ hai lớp của giới hoàng gia, có thể nói những ngôi mộ này là di tích lịch sử của nền văn minh Dilmoun sơ khai.

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 3.

Theo tìm hiểu, Dillmun tại thời điểm đó đã chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trên thế giới với tư cách là đầu mối giao thương, với sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thì dân số cũng thể hiện xu hướng tăng tuyến tính, và lời giải thích hợp lý nhất cho sự gia tăng dân số của nó chính là loại hình những nhóm mộ ở đây. Những ngôi mộ này rất đặc trưng về phong cách kiến trúc, số lượng và quy mô.

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 4.

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 5.

Tuy nhiên, trong 60 năm qua, hơn 90% mộ phần ở miền bắc Bahrain đã trở thành "nạn nhân" của sự phát triển đất nước. Khi dân số của đất nước khô cằn này tăng từ 143.000 người vào năm 1960 lên 1,2 triệu người vào năm 2010, nhiều nhóm mộ cổ đã bị san bằng và các nhà phát triển sử dụng không gian trống để xây dựng nhà ở, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Một nhà khảo cổ học nổi tiếng từng nói với các phóng viên: "Dân số ngày càng tăng đã gây áp lực rất lớn lên việc xây dựng nhà cửa. Mặc dù vấn đề này cũng có thể tồn tại ở các quốc gia khác, nhưng vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở Bahrain. Quỹ đất ở đây rất ít. "

"Thánh địa cổ mộ" lớn nhất thế giới: Quốc đảo huyền diệu với 350.000 mộ cổ - Ảnh 6.

Để bảo vệ những di tích cổ này nhiều nhất có thể, Bộ Văn hóa Bahrain đã đệ đơn lên UNESCO vào năm 2016, yêu cầu đưa quần thể lăng mộ Dilmun vào Danh sách Di sản Văn hóa và Lịch sử Thế giới. Vào năm 2019, điều ước này cuối cùng đã thành hiện thực, vào thời điểm đó, khoảng 21 quần thể mộ táng đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, theo ước tính cụ thể của các chuyên gia, tổng số ngôi mộ được bảo vệ lên tới hơn 11 nghìn ngôi. Giới khảo cổ tin rằng sẽ còn rất nhiều điều bí ẩn về lịch sử các lăng mộ ở Bahrain. Và việc bảo tồn khu di tích này là điều cần thiết.

S.S (NewQQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem