Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phóng viên Báo Dân Việt đã có cuộc phỏng vấn sâu với ông Hoàng Văn Tuấn - Phó trưởng Phòng LĐTBXH TP Thanh Hóa để tìm hiểu thêm về hoạt động giảm nghèo đa chiều trên địa bàn TP.
Xin ông chia sẻ một số thành tựu trong công tác giảm nghèo đa chiều trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
TP. Thanh Hóa là trung tâm của tỉnh, nơi hội tụ đông lao động tham gia vào nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Phần đông lao động có mức thu nhập khá cao, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người nghèo.
Những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ủy, các phường xã, tổ dân phố... trên địa bàn tỉnh nên cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Thời điểm đầu của giai đoạn giảm nghèo năm 2021, thành phố Thanh Hóa còn 172 hộ nghèo, tỷ lệ 0,18%, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bình quân giảm 0,03%. Đầu năm 2022 tăng 18 hộ nghèo là đồng bào sinh sống trên sông, hộ nghèo thành phố là 190 hộ, đến cuối năm 2022 đã giảm còn 137 hộ, (tỷ lệ 0,13%), (giảm 53 hộ/35 hộ tỉnh giao vượt chỉ tiêu là 18 hộ, vượt 0,02% chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ thành phố lần thứ XXI).
Đặc biệt, đến nay (tháng 12/2023) sau khi rà soát hộ nghèo thành phố đã giảm từ 137 hộ (tỷ lệ 0,13%) xuống còn 68 hộ (tỷ lệ 0,06%) vượt chỉ tiêu tỉnh giao và Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố giao là 38 hộ (vượt tỷ lệ 0,04%). Các phường, xã đã quan tâm chỉ đạo và huy động xã hội hóa các nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo thoát nghèo. Vì vậy, đến nay trên địa bàn thành phố có 15 phường/34 phường, xã không còn hộ nghèo.
Trong những năm qua, các chính sách giảm nghèo được TP duy trì càng ngày càng nhiều. Có thể kể tới các chính sách trợ giúp người nghèo về y tế như cấp thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí trong giáo dục, hỗ trợ cải thiện nhà ở (trong năm 2023 MTTQ các phường, xã đã rà soát đề nghị hỗ trợ cải thiện 54 nhà, (trong đó 36 nhà xây mới, 18 nhà sửa chữa). Nhân dịp tết nguyên đán 2023, thành phố tặng quà bằng tiền mặt cho 1.421 hộ thuộc hộ nghèo, hộ nghèo mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn với số tiền 805 triệu đồng. Ngoài ra, các chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi được ngân hàng chính sách xã hội triển khai, đồng bộ, có hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Từ đó, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao.
Hiện nay, trong công tác giảm nghèo tại địa phương, có sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả nào không thưa ông?
Để thực hiện chương trình, các hoạt động giảm nghèo được triển khai thường xuyên, liên tục. Phòng LĐTBXH TP phối hợp với phòng kinh tế, Hội Nông dân thực hiện các mô hình tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nghèo. Ngân hàng chính sách cũng cho vay vốn ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo có kinh tế, đảm bảo cuộc sống.
Thực hiện Chương trình Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thành phố đang triển khai các dự án của trung ương. Ví dụ như dự án sản xuất nông nghiệp, thành phố đang chỉ đạo phòng kinh tế; phòng LĐTBXH và các phường xã thực hiện dự án nuôi gà, trong đó có dự án gà lai chọi và gà Đông Hồ ở 10 phường xã. Dự kiến sẽ có hơn 400 hộ dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án này.
Dự án có tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng. Tham gia dự án, các hộ nghèo sẽ được cung cấp chuồng trại, con giống, thức ăn và được tập huấn kỹ năng nuôi, chăm sóc gà. Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia cung ứng giống còn bao tiêu sản phẩm cho bà con, nếu cần.
Quá trình triển khai các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn TP có gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Bên cạnh những thời cơ thuận lợi trong công tác giảm nghèo, thành phố cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như đại dịch Covid-19 bùng phát và có diễn biến phức tạp, kéo dài; tốc độ đô thị hóa nhanh; các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; tệ nạn xã hội... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo trong thời gian qua.
Đặc biệt, tốc độ đô thị cao cũng khiến cho quỹ đất nông nghiệp của TP bị thu hẹp, điều này hạn chế việc thiết kế phương thức tạo việc làm cho người nghèo. Đa phần người nghèo đều sống ở các phường, xã còn khó khăn và thiên về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Một số hộ nghèo là người cao tuổi, đơn thân, đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng thoát nghèo; Mặt khác, một bộ phận người nghèo chưa thực sự có ý thức phấn đấu tự vươn lên để thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng; Nguồn vốn ưu đãi cho vay giải quyết việc làm còn hạn chế; Chưa có nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả được nhân rộng…
Vậy thời gian tới, TP có giải pháp gì để làm tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững thưa ông?
Để làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo đa chiều, thời gian tới, TP tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội với hoạt động giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tranh thủ, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thường trực Thành uỷ, hướng dẫn chuyên môn của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, đồng thời bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo..
Thứ hai là đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo quy định, cụ thể: hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; đảm bảo cho vay đối với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
Thứ ba là cải thiện nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; triển khai, xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, dự án mô hình giảm nghèo bền vững đạt 100% theo kế hoạch phân bổ vốn tại địa phương.
Thứ tư tổ chức rà soát nắm chắc và phân loại theo từng nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chiều thiếu hụt như: Nhóm hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhóm hộ nghèo có lao động không có việc làm, có nhu cầu học nghề hoặc cần hỗ trợ, cần tư vấn giới thiệu việc làm; nhóm hộ nghèo có lao động không còn khả năng lao động v.v… để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Thứ năm là tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định nhu cầu cần hỗ trợ, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo góp phần hoàn thành thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn thành phố và chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.