Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NNPTNT) Nguyễn Quang Hùng cho biết, với trách nhiệm đơn vị thường trực, từ nay đến khoảng tháng 10/2024, có 3 vấn đề cần lưu ý, đó là: số tàu cá vi phạm, tỷ lệ mất kết nối VMS (chiếm chỉ 1,5%) và số liệu xử phạt còn thấp.
Để xử lý 3 vấn đề trên, ông Hùng cho rằng, giải pháp đầu tiên và cốt lõi là cần xử phạt nghiêm về vi phạm IUU tại cấp địa phương, “không có sự nương tay”, cùng đó là kết hợp với truyền thông để nâng cao nhận thức của ngư dân.
Bên cạnh đó, sự vào cuộc của một số địa phương còn hạn chế, điều này thể hiện ngay trên số liệu tàu cá vi phạm. Trong khi đó, nhân lực của Cục Thủy sản, Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản địa phương không đủ để triển khai. "Trọng tâm vẫn là lực lượng biên phòng", ông Hùng nói, đồng thời đề xuất tăng cường hơn nữa lực lượng biên phòng ở các tuyến biển, kiểm soát đầu vào và đầu ra của tàu cá để ngư dân không “nhờn” trước các vi phạm.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chỉ còn khoảng 3 tháng để đón đoàn Ủy ban châu Âu (EC) sang Việt Nam kiểm tra đánh bắt IUU lần thứ 5, dự kiến vào tháng 10/2024.
Trong đó, câu chuyện quản trị nghề cá là câu chuyện quốc gia cần được quan tâm, đặc biệt trong thời đại mới của khoa học công nghệ gồm trí tuệ nhân tạo, viễn thám, công nghệ thông tin.
Ông Hoan cho rằng, cần nhìn nhận thẳng thắn vấn đề rằng “không một ngành nào có thể độc lập đứng ra giải quyết”, thay vào đó, “cần sự phối hợp nhịp nhàng, liên tục và liên ngành” trong giải quyết vấn đề về quản trị nghề cá.
Từ đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất thành lập tổ công tác liên ngành gồm các thành viên từ các Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ NNPTNT… họp bàn trực tiếp, thường xuyên để giải quyết các vấn đề về IUU.
Bộ trưởng giao Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư huy động nhân lực biệt phái trong 3 tháng xuống địa phương để giải quyết vấn đề về tàu cá, nhằm minh bạch hóa trong vấn đề xử lý tàu cá vi phạm IUU và hỗ trợ lực lượng địa phương triển khai thực hiện xử lý vi phạm.
"Cần quy chế đặc thù, đặc nhiệm để huy động lực lượng trong 3 tháng để làm việc với những chủ tàu vi phạm, giải quyết vấn đề trước thềm cuộc thanh tra, và sau thời hạn này sẽ tính toán tiếp tục triển khai nhân lực giám sát và kiểm soát tàu cá”, Bộ trưởng đề nghị.
Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền về phần mềm giám sát tàu cá để ngư dân nhận thức được sự giám sát sát sao trong hành trình ra khơi và tránh tình trạng vi phạm do chủ quan. Lắp đặt thiết bị với màn hình lớn tại khu vực cảng cá để nhắc nhở và nâng cao ý thức tàu cá ra khơi trong vấn đề vi phạm IUU…
Nhấn mạnh thời gian còn lại trước khi đoàn Thanh tra của EC sang Việt Nam không còn nhiều và để Việt Nam gỡ được “thẻ vàng” IUU, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương liên quan phải giải quyết được tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS).
"Từ nay đến khi đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam phải làm sao phát hiện tàu cá mất kết nối sớm nhất và xử lý, xử phạt hiệu quả", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho hay nếu bị “thẻ đỏ” thì Việt Nam sẽ mất thị trường xuất khẩu rất lớn là EU và sẽ ảnh hưởng sang các thị trường khác, đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.
Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với các bộ ngành, đơn vị xử lý các vấn đề kỹ thuật; đồng thời hướng dẫn địa phương về kỹ thuật; kết nối với Bộ Quốc phòng để trao đổi dữ liệu về tình hình mất kết nối, vi phạm.
Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo các đơn vị, doanh nghiệp không cắt sóng vệ tinh kết nối các tàu cá từ nay đến khi EC có quyết định cuối cùng của lần thanh tra tới đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng biên phòng kiểm soát chặt chẽ các tàu cá xuất bến, cập bến…
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu, các đơn vị làm sao phối hợp hiệu quả nhất chứ không phải mang tính hình thức. Từ nay đến khi EC sang Việt Nam, Chính phủ sẽ có các đoàn công tác đi kiểm tra về chống khai thác IUU.
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, hiện các tàu cá đã lắp thiết bị VMS đạt tỷ lệ 98,43%. Các địa phương cơ bản có hình chụp, nắm được vị trí các tàu chưa lắp VMS. Từ đầu năm đến 31/7, tàu mất kết nối VMS còn diễn ra nhiều ở các địa phương như: Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận… Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm còn chậm. Cách xử lý với tàu mất kết nối chủ yếu là cảnh cáo và nhắc nhở, việc xử phạt còn hạn chế. Nhiều địa phương sau khi xử phạt, việc cập nhật lên hệ thống còn chậm…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.