Thoái vốn nhà nước tại Sabeco, FPT, Vinatex... trong năm 2021

Quang Dân Thứ năm, ngày 20/05/2021 06:19 AM (GMT+7)
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố danh sách dự kiến thoái vốn trong năm 2021 với 88 doanh nghiệp.
Bình luận 0

Trong đó, nổi bật là các "ông lớn" nghìn tỷ như Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) với vốn điều lệ hơn 7.760 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tổng công ty Sông Đà (UPCoM: SJG) với vốn điều lệ gần 4.500 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99,79%); Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UPCoM: VGT) với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53,49%)...

Đặc biệt, trong danh sách này có sự xuất hiện của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB), trong khi năm 2020 không xuất hiện.

Điều này là do tháng 8/2020, SCIC mới nhận chuyển nhượng 230 triệu cổ phần tại Sabeco từ Bộ Công Thương, tương ứng 36% vốn. Giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Sabeco chuyển giao về SCIC là 2.309 tỷ đồng (tính theo mệnh giá).

Thoái vốn nhà nước tại Sabeco, FPT, Vinatex... trong năm 2021 - Ảnh 1.

Thoái vốn nhà nước tại Sabeco, FPT, Vinatex... trong năm 2021

Theo Báo cáo mới nhất của bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 12 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 286,6 tỷ đồng, thu về cho ngân sách Nhà nước 2.165,4 tỷ đồng.

Trong số 12 doanh nghiệp thực hiện thooái vốn trên, có 3 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng.

Trong đó, 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.

Năm 2021, SCIC đặt kế hoạch 6.498 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này thấp hơn so với thực hiện 2020 lần lượt 18,2% và 49,8%.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem