Thủ tướng cùng lãnh đạo các địa phương sẽ thường xuyên lắng nghe, đối thoại với nông dân

Thiên Hương Thứ ba, ngày 29/09/2020 13:15 PM (GMT+7)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị đối thoại lần thứ 3 với nông dân tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào chiều 28/9. Hơn 1.400 câu hỏi của nông dân cả nước, trong đó đa số là câu hỏi của nông dân miền Trung - Tây Nguyên đã được gửi tới cuộc đối thoại.
Bình luận 0

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân diễn ra trong hơn 3 giờ đồng hồ, nội dung tập trung vào những vấn đề lớn, như tiêu thụ nông sản, phát triển thị trường, vấn đề đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, biến đổi khí hậu, bảo đảm nông thôn văn minh, hiện đại; vấn đề vốn, chống tín dụng đen, di dân tự do…

Thủ tướng cùng lãnh đạo các địa phương sẽ thường xuyên lắng nghe, đối thoại với nông dân - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, trò chuyện với nông dân xuất sắc.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk và Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức thành công Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ ba. Nội dung chương trình đối thoại rất sâu, dễ hiểu.

Thông qua Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đã trực tiếp lắng nghe những câu hỏi của nông dân, giải đáp những vấn đề khó khăn, băn khoăn, vướng mắc mà các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đang gặp phải. Do chương trình có hạn nên những nội dung chưa được giải đáp ngay tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ, cùng các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương sẽ nghiên cứu, xem xét và trả lời với bà con nông dân trong thời gian sớm nhất.

Với rất nhiều vấn đề đối thoại quan trọng, Thủ tướng nhận định rằng, dù kết quả sản xuất, xuất khẩu có đạt được bao nhiêu cũng không có nhiều ý nghĩa nếu như đời sống của người nông dân không được cải thiện tương xứng, cả về vật chất lẫn tinh thần. 

"Phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc chính là nội hàm quan trọng hàng đầu bản chất của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Nông dân càng giàu đất nước càng mạnh và thịnh vượng. Một khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045, chính là khát vọng của nền nông nghiệp Việt Nam, của người nông dân trên mọi miền tổ quốc" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng ghi nhận: Có được bức tranh tam nông như ngày hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đặc biệt có sự đóng góp rất lớn của hơn 10,2 triệu hộ nông dân Việt Nam, với hơn 19 triệu lao động nông nghiệp. Bà con nông dân chúng ta một nắng hai sương, tần tảo lo cho gia đình, cuộc sống, đóng góp cho nền nông nghiệp những thành quả to lớn.

Thủ tướng cùng lãnh đạo các địa phương sẽ thường xuyên lắng nghe, đối thoại với nông dân - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng chúng ta còn nhiều vấn đề trăn trở, hi vọng qua hội nghị này những vấn đề đó sẽ được chúng ta cùng nhau giải quyết, góp phần nâng cao đời sống nông dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần giải quyết vấn đề vốn, giãn nợ, giãm lãi suất, hoãn cho những hộ nông dân, những vùng thiên tai, bệnh tật xảy ra để người dân nhận được ứu đãi chính sách về tín dụng. Giải quyết vấn đề đất đai, nhất là bà con dân tộc thiễu số, ngăn chặn có hiệu quả các Nông lâm trường "phát canh thu tô" trong khi nông dân không đất sản xuất. Giải quyết những vấn đề môi trường sống, đất rừng, quy hoạch...

"Các Bộ ngành Trung ương tạo điều kiện để các chính sách, chế độ đến với bà con tốt hơn. Muốn thế, lãnh đạo phải tránh bệnh quan liêu, xa rời bà con" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

"Năm nay dịch bệnh phức tạp..., nhưng thách thức càng lớn, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tam nông ngày càng mạnh mẽ, cũng như quyết tâm của người nông dân càng cao" - Thủ tướng khẳng định. 

Cũng theo Thủ tướng, nông nghiệp là mỏ vàng, nhưng nếu không biết khai thác thì mỏ vàng cũng bị cạn kiệt. Do đó cần gắn với phát triển đa dạng sinh thái, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, đặc biệt là bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. 

"Các bộ ngành cần tiếp tục cùng chúng tôi đẩy mạnh cải cách các chính sách đầu tư vốn nông nghiệp, chính sách về hạn điền, tích tụ đất đai quy mô lớn; thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, các chuỗi giá trị, thúc đẩy liên kết 6 nhà. Nếu 6 nhà không liên kết tốt thì khó thực hiện hiệu quả, nhất là các nút thắt về vốn, thị trường…" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng chúng ta còn nhiều vấn đề trăn trở, hi vọng qua hội nghị này những vấn đề đó sẽ được chúng ta cùng nhau giải quyết, góp phần nâng cao đời sống nông dân.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần giải quyết vốn tín dụng cho nông dân đang là vấn đề bức xúc, cần có phương án giảm, hoãn cho những hộ nông dân ở những vùng bị thiên tai để bà con có vốn tái tạo sản xuất; thứ 2, giải quyết các vướng mắc về đất đai cho bà con, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số...

Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ tốt hơn nữa đối với bà con trong việc sản xuất, tạo điều kiện để bà con học tập, tự làm giàu cho mình và xã hội. 

"Các đồng chí lãnh đạo địa phương cần thường xuyên đối thoại với bà con nông dân; với các cấp Hội Nông dân để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư của bà con, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn... Tạo thuận lợi để bà con tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng dễ hơn. Hiện nay khâu này đang là khâu yếu. Các Bộ ngành Trung ương tạo điều kiện để các chính sách, chế độ đến với bà con tốt hơn. Muốn thế, lãnh đạo phải tránh bệnh quan liêu, xa rời bà con" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem