Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong đó, lãnh đạo TP.HCM giao người đứng đầu cơ quan, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện chủ động rà soát nội dung, phối hợp và tham gia góp ý vào lĩnh vực phụ trách. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm và nêu rõ quan điểm xử lý theo vai trò của mình; làm việc đúng thời hạn và không đùn đẩy công việc; cử cán bộ, công chức tham gia xuyên suốt và đầy đủ cuộc họp, đảm bảo chất lượng công việc dự án đường Vành đai 3. Người đứng đầu và cấp phó sẽ bị phê bình, xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra việc chậm phối hợp hay không tham gia ý kiến góp ý đối với lĩnh vực phụ trách.
Bên cạnh đó, lãnh đạo TP.HCM đề xuất các đơn vị có hình thức khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân đóng góp giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Vành đai 3.
Đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km (TP.HCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,81 km). Điểm đầu của dự án là nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối là nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Hiện tại, đường Vành đai 3 TP.HCM đang tiến gần đến mốc khởi công vào tháng 6/2023. Tuy nhiên, dự án gặp khó khi đứng trước nguy cơ thiếu nguồn vật liệu xây dựng.
Theo tính toán, dự án Vành đai 3 TP.HCM cần hơn 14,8 triệu m3 vật liệu, trong đó đất đắp nền cần hơn 1,6 triệu m3, cát đắp nền hơn 7,2 triệu m3, cát xây dựng cần gần 1,5 triệu m3, đá xây dựng 4,4 triệu m3.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.