Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chị Mỹ Linh (38 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) mua căn hộ tại dự án New Galaxy với giá 2,2 tỷ đồng (đã bao gồm VAT), diện tích 65m2, 2 phòng ngủ từ năm 2020. Dự án trên nằm ở vị trí giáp ranh TP.Thủ Đức, cận làng đại học, chị Linh dự định sẽ đầu tư để khi nhận nhà thì kiếm khách cho thuê.
Chị Linh cho biết đã đóng tiền vào dự án trên gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2021 khi công trình xây dựng đến tầng 8 thì do ảnh hưởng dịch bệnh, chủ đầu tư đã ngưng thi công. Từ đó đến nay, dự án gần như "dậm chân tại chỗ" khi chủ đầu tư gặp khó khăn trong pháp lý dự án, thiếu dòng tiền...
Rất nhiều lần, chị Linh sốt ruột lên công ty gặp chủ đầu tư thì được thông báo là đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn, tiền lương trả nhân viên đã chậm trễ nhiều tháng. Nhiều người khuyên chị Linh nên thanh lí hoặc tìm người bán lại sản phẩm trên nhưng chị vẫn quyết định sẽ giữ hàng.
"Dự án nằm ở vị trí quá đắc địa, con đường Thống Nhất dẫn vào dự án cũng đã được mở rộng lên đến 32 mét. Mặc khác, dự án nằm sát làng đại học, đây là khu vực tập trung đông đúc sinh viên, giáo viên và chuyên gia nên lượng khách thuê sẽ dồi dào. Dự án nếu được xây dựng hoàn thiện đảm bảo sẽ là một trong những chung cư đẹp nhất nhì khu vực, tiềm năng tăng giá cũng rất cao. Vì vậy, tôi tuy đắn đo rất nhiều nhưng vẫn quyết định sẽ giữ hàng, chờ doanh nghiệp vượt qua khó khăn rồi tái khởi động dự án", chị Linh cho hay.
Trường hợp khác, anh Phạm Thanh Hùng (45 tuổi, nhà đầu tư bất động sản) cho biết mình có mua 1 nền đất tại xã Tân An Hội (huyện Củ Chi) với giá gần 3,8 tỷ đồng. Thời điểm anh Hùng mua là lúc nhà đất Củ Chi đang sốt với thông tin quy hoạch lên thành phố nên mức giá được đánh giá là khá cao. Tuy nhiên, nền đất nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Văn Khạ, vị trí thích hợp để kinh doanh nên anh Hùng chấp nhận xuống tiền.
"Thời điểm đó nhà đất Củ Chi đang nóng hổi, tôi nghĩ là mua vào rồi chờ 3,4 tháng tìm người bán sang tay thu tiền chênh lệch. Tuy nhiên, sau khi các thông tin quy hoạch chìm xuống, nhà đất tại khu vực trên hết sốt thì việc tìm khách không hề dễ dàng. Cả năm qua tôi đã nhiều lần rao bán đất nhưng không thành công vì vậy tôi quyết định sẽ không bán nữa. Nhiều môi giới khuyên tôi nên hạ giá bán để dễ tìm khách nhưng tôi quyết không giảm vì giá mình mua vào đã quá cao.
Tôi có niềm tin sớm muộn gì thị trường cũng sẽ khởi sắc, chỉ là không thể trong thời gian ngắn. Tôi quyết định sẽ để mảnh đất đó 2-3 năm nữa, lúc đó thị trường nóng lên, đất tăng giá thì tôi sẽ bán", anh Hùng chia sẻ.
2-3 năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận rơi vào cảnh khó khăn vì dịch bệnh, điểm nghẽn pháp lý, thắt chặt tín dụng. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn vì không xoay được dòng vốn. Tuy nhiên, bước vào các tháng cuối năm 2023, thị trường đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khởi sắc từ mặt chính sách pháp lý.
Thực tế, thời gian qua, rất nhiều nhà đầu tư đã xuống tiền mua nhà, đất và rơi vào cảnh chật vật vì thị trường khó khăn. Nhiều người tìm cách bán sang tay hoặc thanh lí lại sản phẩm cho chủ đầu tư. Trong khi đó, một số khác lại quyết tâm giữ hàng với suy nghĩ giá bất động sản chỉ có thể tăng theo thời gian chứ không giảm đi được. Theo đánh giá, đa số các nhà đầu tư trong nhóm này đều là những người sử dụng dòng tiền nhàn rỗi, không chịu áp lực trả lãi ngân hàng.
Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết, trong bối cảnh khó khăn chồng chất dự án của công ty đã tạm ngưng thi công từ quý II/2021. Công ty không có dòng tiền để xây dựng dự án. Trong khi đó, tiền tiến độ khách hàng đóng vào đều bị ngân hàng giữ lại để thanh toán các khoản nợ chứ không giải ngân. Để giải quyết, công ty đã chấp nhận cho khách hàng thanh lý sản và sẽ hoàn tiền từng đợt. Điều đáng mừng là nhiều khách hàng quyết định giữ lại hàng, không thanh lý sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ. Đáng chú ý, nhiều nhà đầu tư của một số dự án quyết tâm ôm hàng dù được các doanh nghiệp cam kết trả lại cọc và khoản lãi phát sinh do dự án đến thời hạn cam kết mua lại. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng bắt đầu xuất hiện các nhóm nhà đầu tư sẵn sàng nhập cuộc săn nhà đất giá hời để chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Chủ tịch VARS đánh giá niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường đã dần phục hồi. Giai đoạn các tháng cuối năm 2023 hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự chuyển mình của thị trường. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn thì yếu tố niềm tin của nhà đầu tư chính là chìa khoá cần giải tỏa để thị trường bất động sản thực sự trở về trạng thái bình thường mới, sớm tiến tới phục hồi.