Phó Cục trưởng Cục DSVH Phạm Đình Phong tặng hoa cho đai diện hai đơn vị tổ chức Triển lãm.
Đây là hoạt động do Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Bảo tàng An Giang, tỉnh An Giang phối hợp tổ chức.
Cắt băng khai mạc Triển lãm
Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa cổ ở châu thổ sông Cửu Long có niên đại từ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên và được nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret phát hiện và khai quật tại gò Óc Eo, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào năm 1944. Óc Eo cũng là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, đồng thời văn hóa Óc Eo còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
Hiện vật Văn hóa Óc Eo rất phong phú, bao gồm nhiều chất liệu như: gốm, gỗ, đá, vàng, đồng, thiếc, thủy tinh, có các di vật mang phong cách Bà lan môn giáo, Phật giáo, có chữ viết, có tiền tệ, có hệ thống sản xuất nhiều ngành nghề từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kể cả thương nghiệp. Đặc biệt đât là nền văn hóa có mối quan hệ với các trung tâm chính trị, văn hóa đương thời và có một đời sống tinh thần phong phú, có sức lan tỏa rộng lớn ở khu vực Đông Nam Á thời cổ đại.
Triển lãm Di sản văn hóa Óc Eo giới thiệu tới đông đảo người xem gần 100 hình ảnh và hơn 40 hiện vật gốc của di sản văn hóa Óc Eo có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Tuy đây chỉ là một phần nhỏ của Di sản văn hóa Óc Eo nhưng qua triển lãm, người dân Hà Nội cũng như du khách quốc tế có thể hiểu được phần nào về Văn hóa Óc Eo, một trong ba nền văn hóa lớn trong lịch sử khảo cổ Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm:
Triển lãm Di sản văn hóa Óc Eo sẽ kéo dài đến ngày 24.5.2018.
Lan Hương (MASK)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.