Trung Quốc ồ ạt thu mua 2 triệu tấn một loại nông sản, mua của Thái Lan, Việt Nam chưa đủ, còn gom của Lào

K.Nguyên Thứ sáu, ngày 13/05/2022 14:16 PM (GMT+7)
Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều sắn và sản phẩm từ sắn, không chỉ mua từ Việt Nam, Thái Lan, gần đây Trung Quốc còn tăng nhập khẩu sắn từ Lào.
Bình luận 0

Xuất khẩu sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu được 234.980 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tăng 10,8% về lượng và tăng 31,7% về trị giá, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực. 

Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 446,9 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng 3/2022 và tăng 18,9% so với tháng 4/2021. 

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 517,17 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 16,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn quan trọng nhất của Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 4/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc chiếm 87,5% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 205.500 tấn, trị giá 91,64 triệu USD, giảm 48,9% về lượng và giảm 49% về trị giá so với tháng 3/2022; so với tháng 4/2021 tăng 12,4% về lượng và tăng 32,2% về trị giá. 

Trung Quốc ồ ạt thu mua 2 triệu tấn một loại nông sản, mua của Thái Lan, Việt Nam chưa đủ, còn gom của Lào - Ảnh 1.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn quan trọng nhất của Việt Nam. Trong ảnh: Nông dân huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,09 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 473,3 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. 

Hiện nay, ngành sắn Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực có ký FTA. 

Trung Quốc cần nhập bao nhiêu sắn?

Trung Quốc hiện là một trong những nước tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2022, kim ngạch nhập khẩu sắn của Trung Quốc đạt 530,8 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Thái Lan, Việt Nam và Lào là 3 thị trường cung cấp sắn lát lớn nhất cho Trung Quốc. Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lớn thứ hai cho Trung Quốc. 

Trong khi thị phần sắn của Thái Lan chiếm tới 85,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắn của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 81,7% của cùng kỳ năm 2021. 

Đối với sản phẩm tinh bột sắn, trong quý I/2022, Trung Quốc nhập khẩu 1,16 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 607,17 triệu USD, tăng 26,8% về lượng và tăng 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Lào... 

Trong đó, Thái Lan vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc với 715.580 tấn, trị giá 380,17 triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong quý I/2022, đạt 357.100 tấn, trị giá 181,96 triệu USD, tăng 87,7% về lượng và tăng 113,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam chiếm 30,7% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 20,7% của cùng kỳ năm 2021. 

Đáng chú ý, trong quý I/2022, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu tinh bột sắn từ Lào với 61.450 tấn, trị giá 30,27 triệu USD, tăng tới 218,7% về lượng và tăng 251% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem