Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?

Thứ sáu, ngày 11/10/2024 09:53 AM (GMT+7)
Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được người Pháp xây dựng trong giai đoạn 1908-1932 nối Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng) đã trở nên hoang phế, xuống cấp trầm trọng theo thời gian.
Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 1.

Những năm vừa qua, nhiều du khách và người dân vẫn luôn tìm kiếm, tìm hiểu về tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt kéo dài hơn 80 km trên địa phận hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 2.

Tuy nhiên, tuyến đường sắt này hiện chỉ còn hoạt động phục vụ du lịch khoảng 7 km với tuyến Đà Lạt - Trại Mát do Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn quản lý.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 3.

Phần còn lại của tuyến đường sắt này đã dần xuống cấp, hoang phế theo thời gian, ngưng hoạt động hoàn toàn.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 4.

Được biết, tuyến đường sắt này có 16 kk đường ray răng cưa, vượt độ cao 1.500 m so với mực nước biển, độ dốc thường xuyên 12%. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn một phần đường ray răng cưa này được trưng bày, bảo tồn tại ga Đà Lạt.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 5.

Ghi nhận của phóng viên, tại nhà chờ xe lửa nằm tại xã Xuân Thọ (TP.Đà Lạt) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, phần mái của nhà chờ đã bị mục nát, đổ sập. Bên trong nhà ga cũng ngập nước, chứa đẩy rác do không còn được sử dụng, duy tu trong thời gian dài.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 6.

Nhà ga Eo Gió (thị trấn D'ran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) cũng trong hoàn cảnh tương tự, từ cửa chính đến cửa sổ của nhà ga đều bị hư hỏng.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Liễu (76 tuổi, sống cạnh nhà ga Eo Gió) cho biết, trước đây, có gần 10 hộ dân thấy nhà ga Eo Gió không hoạt động nên đã tận dụng vào sinh sống. Tuy nhiên, vừa qua chính quyền địa phương đã di dời người dân ra khỏi nhà ga để đảm bảo an toàn do khu vực này ngày càng xuống cấp.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 8.

Nhà kho chứa đầu máy xe lửa cạnh ga Eo Gió cũng bị bỏ hoang, xuống cấp theo thời gian. Đây là khu vực được sử dụng để bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 9.

Không chỉ có các nhà ga trên tuyến đường sắt trên bị bỏ hoang, các đường hầm chui xuyên núi cũng cùng chung số phận. Được biết, toàn tuyến đường sắt này có 5 đường hầm chui được xây dựng bằng đá chẻ, kết hợp bê tông cốt thép. Trong đó, địa phận tỉnh Ninh Thuận có hầm số 1, 2, địa phận tỉnh Lâm Đồng có hầm 3, 4, 5.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 10.

Ông Cao Văn Minh (62 tuổi, trú xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt) cho biết, trong vườn của ông có đường hầm số 4 đi qua với chiều dài 126 mét. Đường hầm này thường xuyên có du khách đến tham quan và khám phá.

Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 11.
Tuyến đường sắt răng cưa vượt độ cao 1.500 mét để đến TP.Đà Lạt còn lại gì?- Ảnh 12.

Các tuyến đường hầm được xây dựng chắc chắn bằng đá chẻ và bê tông cốt thép. Tuy nhiên, hiện đều đang bỏ hoang, trở thành nơi sinh sống của những đàn rơi.

Được biết, năm 2023, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ GTVT trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư khôi phục lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt trong giai đoạn 2021- 2030, theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đề nghị trên được đưa ra dựa trên quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Văn Long - Hoàng Anh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem