"Ứng xử với tiền điện tử, Mỹ nên làm ngược lại Trung Quốc"
"Ứng xử với tiền điện tử, Mỹ nên làm ngược lại Trung Quốc"
Huỳnh Dũng
Thứ sáu, ngày 08/10/2021 10:15 AM (GMT+7)
Nhà đầu tư mạo hiểm Katie Haun cho biết tại Hội nghị Delivering Alpha của đài CNBC rằng, Mỹ nên coi Trung Quốc là một câu chuyện cảnh giác khi nói đến việc điều tiết tiền điện tử.
Với lệnh cấm gần đây của Trung Quốc đối với tiền điện tử, ngành công nghiệp tiền điện tử toàn cầu đang theo dõi chặt chẽ những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các nhà đầu tư mạo hiểm công nghệ như Katie Haun đã bày tỏ quan điểm của họ về vấn đề này. Cô nói rằng, Mỹ nên nhìn vào Trung Quốc để xem họ không nên làm gì. Được biết, Katie Haun là một cựu công tố viên liên bang; hiện tại cô ấy là đồng đứng đầu quỹ tiền điện tử trị giá 350 triệu đô la Andreessen Horowitz.
"Đây là cơ hội cho Mỹ, vì thế chúng ta nên làm điều hoàn toàn ngược lại về những gì mà Trung Quốc đang đối xử với tiền điện tử" Katie Haun, một cựu công tố viên liên bang hiện đang giúp quản lý các khoản đầu tư tiền điện tử của Andreessen Horowitz cho biết tại Hội nghị Delivering Alpha của CNBC.
Cô cho biết thêm, hiện tại Trung Quốc dần tạo ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đồng tiền này nhằm mục đích thay thế một phần tiền mặt đang lưu thông. Trung Quốc đã chạy thử nghiệm trong thế giới thực đối với đồng tiền kỹ thuật số tại một số thành phố bao gồm Thâm Quyến, Thành Đô và Tô Châu và có những thử nghiệm thành công bước đầu.
Katie Haun dự đoán rằng Trung Quốc sẽ "ràng buộc thương mại, ràng buộc các khoản vay, ràng buộc các hỗ trợ khác để phổ quát loại đồng tiền kỹ thuật số này". Điều này dần dần đã cho các chuyên gia cái nhìn sơ lược về cách thức hoạt động của Tiền tệ Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong những tháng tới.
Haun cho biết, cho đến nay Mỹ đã thực hiện cách tiếp cận đúng đắn đối với tiền tệ kỹ thuật số từ phía Ngân hàng Trung ương Mỹ. "Tôi rất vui vì các nhà hoạch định chính sách chính phủ và ngành tài chính điện tử tư nhân ở Mỹ đang ngồi lại cùng nhau".
Haun cũng đã tham gia vào cuộc tranh luận về quy định tiền điện tư ở Mỹ và nói rằng, đó là một cuộc chiến nảy lửa khi những người chơi trong ngành tiền điện tử phản đối tất cả các quy định chinh phủ đề ra. Thêm vào đó, việc tin rằng những người đam mê tiền điện tử đều chống lại các quy định là hoàn toàn sai lầm. Katie Haun cho biết, ngành công nghiệp tiền điện tử không phản đối quy định nhưng nó cần sự rõ ràng từ các cơ quan quản lý và phải cần được "ứng dụng đồng đều".
Hiện tại, Haun đồng đứng đầu quỹ tiền điện tử trị giá 350 triệu đô la Andreessen Horowitz. Tuy nhiên, trước đây, cô từng làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ với tư cách là công tố viên. Vào thời điểm đó, cô ấy từng theo dõi các chính trị gia tham nhũng, các băng đảng trong tù và tội phạm, đã có lúc cô ấy phải tìm cách cấm Bitcoin. Nhưng nào ngờ, nhiều năm sau đó, Haun đã trở thành nhà đầu tư phổ biến nhất trong lĩnh vực tiền điện tử, cô còn được mệnh danh là "gương mặt đáng tin cậy của tiền điện tử".
Cô ấy đã trở thành một chuyên gia tiền điện tử nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm việc cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên, ngay sau khi cô quyết định kết thúc công việc của mình cho chính phủ liên bang, cô đã tham gia hội đồng quản trị của Coinbase và cuối cùng trở thành người đồng giám đốc quỹ tiền điện tử Andreessen Horowitz. Điều thú vị hơn nữa, Katie Haunt và công ty đầu tư mạo hiểm của cô ấy đang hỗ trợ dự án tiền điện tử Libra của Facebook, vốn đang phải đối mặt với sự giám sát nghiêm túc từ các nhà quản lý Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.