Nặng 175kg, nam thanh niên gặp hội chứng nguy hiểm tính mạng bất cứ lúc nào
Nam thanh niên 28 tuổi, nặng 175kg nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim, phù to 2 chân không thể di chuyển được.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Như thường lệ, ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, khách hàng đã bắt đầu đổ xô đến tiệm tóc làm mới cho diện mạo để chuẩn bị đón năm mới. Bởi thế, Tết là thời điểm các tiệm tóc "hốt bạc", làm không hết việc.
Thế nhưng, trái ngược với không khí tất bật của các năm trước, năm nay, dù cận Tết, nhiều tiệm tóc vẫn đìu hiu, vắng vẻ khiến chủ tiệm "than trời".
Trước đây, tiệm tóc của chị Anh Thư kín 3 tầng ngôi nhà mặt phố. Nhưng dịp Tết năm nay lượng khách tìm tới đìu hiu, khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Ảnh: Nhật Hà
Cầm kéo cắt tóc cho một khách hàng nữ, khuôn mặt của chị Nguyễn Anh Thư (chủ một tiệm tóc ở phố Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) rầu rĩ. Chị chia sẻ, tiệm tóc của chị có thâm niên 15 năm, có thể nói là địa điểm chăm sóc tóc đầu tiên ở con phố đông đúc này, và bao nhiêu năm nay, tiệm tóc chưa thay đổi địa chỉ.
"Thông thường, khoảng 3 tuần trước Tết, khách tới tiệm của tôi chăm sóc tóc kín cả 3 tầng, nhưng năm nay thưa thớt chỉ bằng 1/5 của các năm trước. Chính vì thế, tôi chỉ giữ lại 1 thợ phụ cắt tóc, 1 thợ gội đầu, và 1 thợ phụ nhuộm. Còn lại đành phải ngậm ngùi để thợ của mình nghỉ, vì nếu vẫn giữ thợ lại, thì làm gì có khách đâu. Khi không có khách, lấy đâu ra tiền để trả lương cho thợ", chị Anh Thư buồn bã nói.
Khách hàng lựa chọn kiểu tóc đơn giản thay vì kiểu tóc cầu kỳ để giảm chi phí. Ảnh: Nhật Hà
Nói về lý do khách năm nay sụt giảm mạnh so với các năm trước, và không còn mặn mà với việc làm đẹp, chị Anh Thư cho biết thêm, do đợt thiên tai bão lũ năm 2024 mà kinh tế của nhiều người trở nên khó khăn hơn, vì vậy họ đã thay đổi thói quen làm đẹp, thắt chặt chi tiêu bằng cách tập trung vào những nhu yếu phẩm thiết yếu hơn là làm tóc.
Hơn nữa, thay vì ra tiệm, họ chuộng việc tự làm tóc ở nhà với các thiết bị làm đẹp cá nhân, hoặc chọn cách thay đổi kiểu tóc đơn giản hơn, ít tốn chi phí hơn.
Chị Lan Anh chia sẻ, năm nay chị chỉ dành ngân sách 1 triệu đồng cho việc làm tóc. Ảnh: Nhật Hà
Ngồi lặng lẽ bấm điện thoại ở ngoài cửa tiệm tóc, anh Lê Đăng Dũng (chủ một tiệm tóc ở phố Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) ngán ngẩm: "Các năm trước tôi làm không kịp thở, mà năm nay vắng vẻ, ghế trống còn rất nhiều, chán nản tôi chỉ biết bấm điện thoại, xem mấy clip nhảm cho đỡ buồn. Vắng khách một phần do kinh tế người dân khó khăn, một phần do nhiều tiệm tóc mở ra khiến tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, kéo theo khách hàng không còn tập trung vào một điểm cố định với mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn".
Anh Hà Tuấn Tài (chủ tiệm tóc ở Cầu Giấy) cho biết thêm, để thu hút khách hàng tới làm tóc, tiệm anh đã cải thiện dịch vụ, tung ra nhiều chuơng trình khuyến mãi, các gói combo Tết, chạy quảng cáo… nhưng tình trạng vắng khách cũng chưa được cải thiện nhiều.
Nhiều thợ làm tóc không về quê ăn Tết vì thu nhập hạn chế. Ảnh: Nhật Hà
Tết là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, và là thời gian để những người đi làm ăn xa quê hương trở về nhà đoàn tụ với gia đình, người thân sau một năm vất vả bươn chải.
Anh Đinh Mạnh Hiếu (quê Bát Xát, Lào Cai) làm thợ cắt tóc ở Hà Nội đã 5 năm, thế nhưng Tết 2025 này vợ chồng anh quyết định ở lại Hà Nội đón Tết.
"Tết này chúng tôi ở lại Hà Nội, vì năm qua chúng tôi làm không ra tiền, không có tích luỹ, chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Trong khi về quê, tiền tàu xe, tiền quà cáp hai bên nội ngoại, các cháu, có khi số tiền đội lên cả chục triệu đồng chứ không ít.
Những ngày Tết tôi tranh thủ chạy thêm xe ôm, kiếm thêm thu nhập để ra Giêng có tiền đóng học cho con trai 3 tuổi. Còn vợ ở lại làm giúp việc, năm nay nghỉ Tết dài, nhiều gia đình có kế hoạch đi du lịch, du xuân. Họ có nhu cầu tìm người trông coi nhà cửa cũng như giúp việc nhà để an tâm hơn", anh Hiếu cho biết.
Hoàn cảnh khó khăn khiến chị Nguyễn Trang (22 tuổi, thợ làm tóc, quê Cao Bằng) cũng quyết ở lại Hà Nội chứ không về quê ăn Tết.
"Dù nhớ bữa cơm chiều tất niên bên gia đình, nhưng tôi vẫn chọn ở lại Hà Nội, nhờ thế, tôi có thể tiết kiệm được một khoản, sau Tết tôi dùng số tiền đó đóng tiền thuê nhà. Bên cạnh đó, tranh thủ những ngày được nghỉ, tôi sẽ học thêm một vài kỹ năng mới trong nghề làm tóc giúp vững tay nghề hơn.
Mặc dù không ăn Tết cùng gia đình, nhưng tôi vẫn giữ kết nối bằng cách thường xuyên gọi video để gặp mặt và chúc Tết bố mẹ, người thân", chị Nguyễn Trang bùi ngùi nói.
Em C.T.H học sinh lớp 10A4, Trường THPT Lê Hồng Phong, TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phải nghỉ học sau ồn ào từ thủ khoa lớp 10 năm học 2024-2025 thành trượt.
Nam thanh niên 28 tuổi, nặng 175kg nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim, phù to 2 chân không thể di chuyển được.
Lạng Sơn từ lâu đã được biết đến với những dãy núi đá vôi hùng vĩ, những hang động kỳ bí và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… Mảnh đất này còn đang nắm giữ một "kho báu" tiềm năng với tuổi đời lên đến 500 triệu năm
Cao Mei kiếm sống nhờ đóng giả cô dâu trong các lễ cưới giả tại Trung Quốc nhưng không dám tiết lộ với gia đình vì sợ bị hiểu lầm là hành nghề mại dâm.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, thí sinh cần nắm rõ những thay đổi quan trọng nhằm hạn chế sai sót và đạt kết quả cao trong kỳ thi.