"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì

Thứ bảy, ngày 24/02/2024 14:21 PM (GMT+7)
Đeo mặt nạ, khoác long bào lội ruộng bùn, lão nông Phùng Văn Binh (68 tuổi) hóa thân thành nhà vua đi cấy tại lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa 2024 được tổ chức ở thành phố ngã ba sông TP. Việt Trì, Phú Thọ.

Tái hiện sống động Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Video: Hoan Nguyễn.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 1.

Sáng 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 ), tại đàn Tịch Điền (phường Minh Nông, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 2.

Tham dự lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa có đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và hàng nghìn người dân, du khách thập phương.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 3.

Vua Hùng dạy dân cấy lúa là lễ hội mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 4.

Trang phục và bó mạ xanh tốt để Vua Hùng xuống ruộng dậy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 5.

Lão nông Phùng Văn Binh (68 tuổi, ở phường Minh Nông) hóa thân thành Vua Hùng, xuống đồng tại lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa 2024. Đến nay, lão nông Binh đã có 5 năm nay vào vai Vua Hùng để tái hiện sống động nghi lễ nhà vua dạy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 6.

Bó mạ xanh tốt, với những nhánh to, cứng cáp bụ bẫm để Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 7.

Trong tiếng trống chiêng chiêng rộn ràng, tiếng hò reo người dân, du khách, Vua Hùng đeo mặt nạ, mặc áo long bào...

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 8.

... bắt đầu xuống đồng tái hiện nghi lễ nhà vua dạy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 9.

Tham gia lễ hội Vua Hùng dậy dân cấy lúa 2024, có 2 đội thi tranh tài cấy lúa gồm đội Đồi Lúa (mặc trang phục áo nâu vàng) và đội Đồi Rơm (mặc áo hồng nhạt).

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 10.

Thực hành diễn xướng cảnh vua Hùng dạy dân cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 11.

Vua tỉ mỉ dạy dân cấy từ cách ra giẻ mạ, đến độ sâu đặt mạ xuống ruộng, khoảng cách khóm lúa...

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 12.

Người dân tập trung cao độ và rất thích thú, phấn khởi khi được nhà vua "thị phạm" cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 13.

Sau khi Vua Hùng dạy dân cấy lúa xong. Đội Đồi Lúa và Đồi Rơm bắt đầu bước vào thi tranh tài cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 14.

Mỗi đội thi gồm có 9 thành viên tham gia và đứng thành 1 hàng để tiến hành thi cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 15.

Cuộc thi cấy lúa được tiến hành trong 15 phút , mỗi đội cấy xong 150 m2 ruộng cấy.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 16.

Dưới đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoát, thoáng chốc ruộng bùn đã được phủ màu xanh của những hàng lúa cấy thẳng hàng, đều nhau.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 17.

Hôm nay trời gió to, trở rét đậm nhưng 19 người nông dân đua nhau cấy lúa thật nhanh, thẳng hàng; mang đến cho người xem cảm xúc vui vẻ, phấn khích.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 18.

Trên đầu bờ ruộng, người dân du khách náo nhiệt, tưng bừng trống giong cờ mở reo hò… cổ vũ cho hai đội thi cấy lúa.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 19.

Vua Hùng trao phần thưởng là túi thóc giống chất lượng cao cho đội Đồi Lúa chiến thắng trong phần thi cấy lúa 2024.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 20.

Bà Bùi Thị Tỵ (60 tuổi, ở Khu Minh Bột, phường Minh Nông) thuộc thành viên đội Đồi Lúa phấn khởi cho biết, người dân ở TP Việt Trì háo hức mong đợi lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa hàng năm. Tham gia cuộc thi cấy lúa các đội thi không giới hạn độ tuổi nhưng người được lựa chọn là những người nông dân cần mẫn, nhanh nhẹn; đặc biệt là rất giỏi việc đồng áng, cấy lúa siêu nhanh, siêu đẹp.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 21.

Người dân, du khách trẩy hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa khi ra về cũng được phần quà là túi thóc giống, tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi nảy nở, một năm làm nông nghiệp cấy cày, buôn bán lao động nhiều thắng lợi.

"Vua Hùng đi cấy" ở thành phố ngã ba sông Việt Trì- Ảnh 22.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức như Cáo yết, cúng Thần Nông tế lễ, đặc biệt là phần tái diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” được tổ chức sống động, trang nghiêm; phần hội được tổ chức với các hoạt động thi cấy lúa của các đội và trò chơi dân gian với sự tham gia của người dân, du khách thập phương.

Truyền thuyết thờ Hùng Vương kể rằng, xưa kia nhân dân chưa biết cày, cấy làm ra thóc gạo mà chỉ sống dựa vào rễ cây, rau dại, thịt thú rừng, thấy vùng đất ven sông sau mỗi lần nước dâng, đất đai được phù sa bồi thêm màu mỡ mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước.

Một hôm các con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có một con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc một Mị nương. Nàng đem bông lúa về trình với cha. Vua Hùng bấy giờ cho là điềm lành liền bảo các Mị nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về.

Mùa Xuân, Vua Hùng cùng con dân đem các hạt ra đồng. Vua xuống bãi, lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt. Khi mạ lên, dân không biết cấy trồng nên Vua Hùng đã nhổ mạ lên, đem tới những tràn ruộng, lội xuống cấy cho dân xem. Các Mị nương và nhân dân thấy vậy cùng làm theo.

Đời sau, nhân dân nhớ công ơn Vua Hùng, đã tôn Người làm ông tổ nghề nông và dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua Hùng ngồi khi dạy dân cấy lúa; đặt kho lương thực trên đồi Lúa, để rạ ở đồi Rơm, đặt tên chợ là Chợ Lú.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa 2024 được tổ chức vào đầu xuân Giáp Thìn, với không gian trải dài theo đất phát tích; tạo nên điểm nhấn văn hóa tâm linh, văn hóa phồn thực cho thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc.

Đây cũng là cơ sở để tỉnh Phú Thọ xây dựng hồ sơ di sản trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét duyệt lễ hội "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, góp phần quy hoạch khu di tích trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, phục vụ đồng bào và du khách thập phương.

 

Hoan Nguyễn
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem