Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào than nhập ngoại, giá điện sẽ tăng?
Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào than nhập ngoại, giá điện sẽ tăng?
An Linh
Thứ sáu, ngày 16/12/2022 09:35 AM (GMT+7)
Từ chỗ là nước xuất khẩu than lớn, Việt Nam đã, đang và sẽ trở thành nước nhập khẩu than số lượng lớn hàng chục triệu tấn/năm. Trong các năm 2014-2018, Việt Nam chỉ nhập từ 3-20 triệu tấn than, nhưng trong vòng 4 năm trở lại đây, số lượng than nhập về Việt Nam đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần.
Trong hai năm 2021-2022, Việt Nam "đói" than do Indonesia siết cặt việc xuất khẩu than và các khoáng sản. Năm 2022, xung đột giữa Nga và Ukaine khiến than của nước này về Việt Nam suy giảm rất mạnh, tình trạng giá than tăng cao, nhưng Việt Nam vẫn không có để nhập đã và đang diễn ra.
Số liệu của Tồng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2019 lượng than về Việt Nam tăng rất mạnh, đỉnh điểm số lượng nhập vào năm 2022, năm 2019, lượng than nhập về Việt Nam cả năm đạt trên 43,8 triệu tấn, năm 2020 là hơn 54,8 triệu tấn, tăng gần 10 triệu tấn; đến năm 2021 lượng than nhập về đạt 36,3 triệu tấn, giảm hơn 18 triệu tấn. 11 tháng đầu năm 2022, lượng than nhập về Việt Nam ước đạt 29 triệu tấn.
Trong khi đó, các năm từ 2014 đến 2018, số than nhập về Việt Nam khá ít, năm 2014 Việt Nam chỉ nhập hơn 3 triệu tấn, 2015 là gần 7 triệu tấn, năm 2016 trên 13 triệu tấn, năm 2017 gần 15 triệu tấn và năm 2018 là 22,8 triệu tấn.
Sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy điện, thuộc sơ đồ điện VII như dự án nhiệt điện An Khánh (vận hành 2015), nhiệt điện Formosa tổ máy 3 (2018), Duyên Hải-1 và Duyên Hải 3 (2015-2019), Hải Dương 2021, Mông Dương 1 và 2, Thái Bình 1 (2017), Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 20 (2014-2019)… khiến nhu cầu than cho các nhà máy điện ngày càng nhiều hơn. Việt Nam bắt buộc phải nhập khẩu than dù giá đắt để phục vụ cho các nhà máy phát điện trong tổng sơ đồ điện VII hoặc điện VII điều chỉnh.
Về mức giá, việc phụ thuộc vào than nhập khiến mức giá than nhập bình quân trong năm 2022 tăng gấp 2 lần so với mức giá bán các năm. Cụ thể, lượng nhập than 11 tháng 2022 đạt 29 triệu tấn, nhưng kim ngạch lên đến 6,6 tỷ USD, tương đương khoảng 5,2 triệu đồng/tấn. Cùng kỳ năm 2021, VIệt Nam nhập 33,5 triệu tấn than, kim ngạch chỉ 3,9 tỷ USD, mức giá bình quân chỉ là 2,6 triệu đồng/tán. Cùng kỳ 2020, Việt Nam nhập hơn 50 triệu tấn than các loại, kim ngạch 3,5 tỷ USD, giá bình quân chỉ 1,6 triệu đồng/tấn.
Từ năm 2014 đến 2019, mức giá than nhập về Việt Nam dao động chỉ khoảng từ 1,67 đến 2,8 triệu đồng/tấn. Đáng chú ý, trong 8 năm, mức giá than nhập về Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận mức giá trên 3 triệu đồng/tấn, chỉ duy nhất năm 2022, giá than mới tăng cao đỉnh điểm.
Hiện than nhập về Việt Nam chủ yếu được cung ứng từ 3 thị trường là Nga, Indonesia và Trung Quốc. Trong 2 năm qua, do chiến sự giữa Nga và Ukraine nên lượng than Nga về Việt Nam đã suy giảm mạnh. 11 tháng qua, than Nga về Việt Nam chỉ đạt 2 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước và hơn 5 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Lượng than nhập từ Indonesia 11 tháng qua đạt 9,3 triệu tấn, giảm hơn 4,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước và giảm 6,3 triệu tấn so với cùng kỳ 2020. Than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam đạt hơn 230.000 tấn 11 tháng năm 2020, tăng lên trên 497.000 tấn, cùng kỳ 2021 và hiện đạt khoảng 635.000 tấn.
Mức giá than nhập về Việt Nam rẻ nhất vẫn là than từ Indonesia với mức 3,5 triệu đồng/tấn, dưới mức giá than bình quân mà Việt Nam nhập khẩu; gia than Nga đạt 6,3 triệu đồng/tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ các năm trước. Đáng nói, giá than nhập từ Trung Quốc hiện rất cao trên 12 triệu đồng/tấn, tăng 1/3 so với cùng kỳ năm trước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.