Việt Nam và Ấn Độ có thể kết hợp, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường thế giới

Trần Khánh Chủ nhật, ngày 25/09/2022 19:46 PM (GMT+7)
Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis năm 2022, ông Richard Rekhy, thành viên HĐQT tập đoàn KPMG Ấn Độ đánh giá, Việt Nam và Ấn Độ có thể kết hợp, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường thế giới.
Bình luận 0

Việt Nam và Ấn Độ kết hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh

"Việt Nam và Ấn Độ trong kỷ nguyên hiện nay" là một trong những chủ đề thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Horasis năm 2022, tổ chức tại Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương chiều 25/9.

Phiên thảo luận "Việt Nam và Ấn Độ trong kỷ nguyên hiện nay" tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis năm 2022, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Phiên thảo luận "Việt Nam và Ấn Độ trong kỷ nguyên hiện nay" tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis năm 2022, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Chủ trì phiên thảo luận, diễn giả nổi tiếng thế giới Richard Rekhy, thành viên HĐQT tập đoàn KPMG Ấn Độ cho biết, Việt Nam và Ấn Độ đều có tốc độ tăng trưởng cao. Cả hai nước có nhiều điểm chung, trong đó có tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Cả hai quốc gia đều đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao và sản xuất giá trị gia tăng cao. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điều kiện hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ và tạo việc làm.

Ông Richard Rekhy, thành viên HĐQT tập đoàn KPMG Ấn Độ chủ trì phiên thảo luận Việt Nam và Ấn Độ trong kỷ nguyên hiện nay. Ảnh: Trần Khánh

Ông Richard Rekhy, thành viên HĐQT tập đoàn KPMG Ấn Độ chủ trì phiên thảo luận Việt Nam và Ấn Độ trong kỷ nguyên hiện nay. Ảnh: Trần Khánh

"Khi 2 nước Việt Nam và Ấn Độ kết hợp, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường thế giới, chẳng hạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin", ông Richard Rekhy gợi ý.

Bà Đặng Thị Thanh Vân - CEO của Savvycom – một công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm này của ông Richard Rekhy.

Theo bà Vân, Ấn Độ có nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao và đông đảo. So với Ấn Độ, quy mô và tiềm lực của Việt Nam còn khiêm tốn. Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ sư có kinh nghiệm với những sản phẩm, hoặc các dự án phức tạp, mang tầm quốc tế.

Tuy nhiên, công nghệ thông tin là lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đầu tư. Ấn Độ có thể tăng cường mối quan tâm của mình tại Việt Nam và hợp tác đầu tư cùng Việt  Nam để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ.

Các đại biểu, doanh nghiệp trao đổi bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis năm 2022, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Các đại biểu, doanh nghiệp trao đổi bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis năm 2022 tại Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, không chỉ công nghệ thông tin, Ấn Độ còn rất mạnh trong ngành dược phẩm.

Ấn Độ đang cần những nơi có cơ sở hạ tầng và nguồn lực để triển khai các hoạt động sản xuất, nhằm giúp họ phát huy thế mạnh trên quy mô toàn cầu.

Việt Nam nằm sát cạnh thị trường khổng lồ Trung Quốc. Đi theo đường biển, Việt Nam vượt Thái Bình Dương là có thể tiếp cận thị trường Mỹ.

Với vị trí như thế, Ấn Độ đang nhìn về Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn để đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cũng nhìn Ấn Độ như một thị trường lớn để phát triển các sản phẩm lợi thế của mình.

Các đại biểu, diễn giả đánh giá cao khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại phiên toàn thể Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis năm 2022, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Các đại biểu, diễn giả đánh giá cao khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại phiên toàn thể Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis năm 2022, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên, ông Tín cũng lưu ý đến vai trò của Chính phủ trong việc liên kết hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc giúp Việt Nam và Ấn Độ hưởng lợi. Thế nhưng, trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc rất mạnh từ nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống vận chuyển, logictics... cho đến truyền thông. Nhà đầu tư ở Trung Quốc được lợi lớn từ thế mạnh này.

Ông Tín đặt vấn đề, Việt Nam và Ấn Độ cần làm gì để đạt được những lợi thế đó và cần làm gì để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi đón là sóng dịch chuyển đầu tư?

"Lúc này cần đến cả vai trò của Chính phủ. Nghĩa là không chỉ có doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà Chính phủ cũng phải cạnh tranh", ông Tín chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem