Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Liên quan đến vụ 2 ngư phủ bị đánh đập trên tàu, ngày 17/11, UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, ngư phủ Trương Văn Trung, 47 tuổi, và Lê Văn Bình, 30 tuổi, bị đánh đập vào tháng 5/2022.
Một trong hai ngư phủ bị bạn thuyền hành hạ. Ảnh: Cắt từ clip.
Cơ quan chức năng mới biết sự việc sau khi mạng xã hội xuất hiện 2 video các nạn nhân bị hành hạ. Hiện, lãnh đạo huyện Trần Văn Thời đã giao công an điều tra, xử lý người vi phạm.
Theo xác minh ban đầu, ngày 4/1, ghe đánh bắt thủy sản BT 97993 TS của bà Phạm Thị Hà (ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) xuất bến ra biển đánh bắt tại cửa sông Ông Đốc.
Trong số 7 thuyền viên có Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Công Toàn (con bà Hà) và Nguyễn Văn Hùng (34-38 tuổi).
Sau đó, một thuyền viên không làm biển được nên đi nhờ ghe khác vào bờ. Bà Hà đưa ngư phủ Lê Văn Bình ra thay thế.
Đến ngày 23/5, Trung bị Toàn, Tỵ và Hùng đánh; dùng kìm bẻ răng, bấm vào môi, tay và bộ hạ gây thương tích. Một ngày sau, Toàn và Hùng đánh Bình với cách thức tương tự.
Công an thị trấn Sông Đốc cho biết đã 3 lần yêu cầu bà Hà điều ghe cùng 5 ngư phủ còn lại vào bờ để làm rõ vụ việc nhưng bà này chưa thực hiện.
Trong khi đó, Bình và Trung tiếp tục đi biển (ghe khác), hiện chưa vào bờ. Do vậy công an chưa thể làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của những người liên quan.
Cùng ngày, Cục CSGT cho biết cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật Sư Hà Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo thông tin ban đầu, thấy hành vi của các đối tượng trong vụ việc này cực kỳ hèn hạ, vô nhân tính và có tính chất côn đồ khi dùng hung khí là kìm để bấm lên vùng mặt, vùng kín của nạn nhân.
Hành vi này có dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo luật sư Khuyên, kìm là hung khí nguy hiểm, nên việc các đối tượng dùng để tấn công nạn nhân là rất nguy hiểm, thể hiện tính côn đồ, coi thường sức khỏe của người khác.
Vì thế, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, dù thương tích của nạn nhân dưới 11%, các đối tượng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Trường hợp đối tượng dùng kìm bấm vào nhiều vị trí như môi, tai của nạn nhân khiến thương tích 61% trở lên, nếu bị chứng minh có tội, các đối tượng có thể đối mặt với khung hình phạt từ 7 đến 14 năm.
Ngoài trách nhiệm hình sự, các đối tượng còn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.