Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước

Gia Khiêm Thứ năm, ngày 19/10/2023 12:53 PM (GMT+7)
Trước việc bị mất nước, những ngày qua tại Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội), không ít hộ kinh doanh đau đầu, hàng quán vắng khách, có nơi phải đóng cửa do không có nước.
Bình luận 0

Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước sạch KĐT Thanh Hà

Mấy ngày qua, kể từ khi Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội rơi vào cảnh mất nước, nguồn nước không đảm bảo khiến cuộc sống của hàng nghìn gia đình gia đình bị đảo lộn, khốn đốn. Cũng vì mất nước khiến các hộ kinh doanh tại đây bị ảnh hưởng, lượng khách giảm sút, có cửa hàng phải tạm đóng cửa.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 1.

Một quán bia tạm đóng cửa vì không có nước tại Khu đô thị Thanh Hà ngày 19/10. Ảnh: Gia Khiêm

Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước ở KĐT Thanh Hà. Clip: Gia Khiêm

Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Nguyễn Chí Thanh, chủ quán bia tại chung cư HH03C chia sẻ, từ ngày mất nước khiến quán của anh giảm hơn 1 nửa khách hàng. 

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 2.

Những ngày qua Khu đô thị Thanh Hà bị mất nước, nước không đảm bảo khiến cuộc sống của hàng nghìn gia đình bị đảo lộn. Ảnh: Gia Khiêm

"Để có nước sạch sinh hoạt, tôi đã phải đi vào làng cách đây 3km để lấy từng bình nước về để rửa bát đũa, vệ sinh… Đến sáng nay (19/10) ở đây chúng tôi vẫn chưa có nước, nước sinh hoạt không có, không có nước khách không đến. Môi ngày chúng tôi phải mua 10 bình nước với giá 200 nghìn đồng để nấu nướng, rất tốn kém", anh Thanh chia sẻ.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Chí Thanh, chủ quán bia tại chung cư HH03C chia sẻ, từ ngày mất nước khiến quán của anh giảm hơn 1 nửa khách hàng. Ảnh: Gia Khiêm

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 4.

Để có nước sinh hoạt mỗi ngày anh Thanh phải mua 10 bình nước đóng chai và vào làng cách đó 3km để xin nước. Ảnh: Gia Khiêm

Cũng tâm trạng như anh Thanh, chị Trần Thị Kim Oanh (48 tuổi), chủ quán bún ngan ở chung cư HH03E cho biết, chị đã phải đến nhà em trai cách đó 7km để lấy từng thùng nước về sinh hoạt sau chở ô tô về.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 5.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 6.

Chị Trần Thị Kim Oanh, chủ quán bún ngan ở chung cư HH03E cho biết, sáng nay toà chị kinh doanh vẫn chưa có nước. Ảnh: Gia Khiêm

"Cửa hàng giờ thuê 15-20 triệu đồng mỗi tháng nếu không bán thì không có tiền trả tiền nhà, thuê nhân viên. Khi mất nước đã ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh của tôi rất nhiều. Các hộ dân cũng thế không có nước nấu cơm, tắm giặt. Mấy ngày nay tôi cũng chỉ dám tắm có chậu nước xong lấy khăn lau qua người", chị Oanh nói.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 7.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 8.

Nhiều hộ kinh doanh không có nước để rửa bát, đũa. Ảnh: Gia Khiêm

Chị Oanh cũng trải lòng mất nước khiến lượng khách giảm sút. Bát đũa nhiều khi không có nước để rửa. Toà chung cư cũng được cấp 1,2 tiếng nhưng không thấm vào đâu so với nhu cầu của người dân.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 9.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 10.

Nhiều cửa hàng phải tạm thời đóng cửa do mất nước. Ảnh: Gia Khiêm

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ngày 19/10, nhiều toà chung cư tại Khu đô thị Thanh Hà vẫn chưa có nước cho người dân sử dụng. Chính vì thế một số cửa hàng kinh doanh cũng đã phải tạm đóng cửa chờ có nước. Thậm chí có toà chỉ có một lúc xong mất khiến nhiều người dân vẫn phải khổ sở đi xin, mua nước.

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cùng một số cơ quan ban ngành, đại diện cư dân Khu đô thị Thanh Hà đã kiểm tra bể nước ở toà chung cư HH03C và một số toà nhưng thực tế chưa có nước sạch. Ảnh: Gia Khiêm

Cũng trong trưa nay, ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cùng một số cơ quan ban ngành, đại diện cư dân Khu đô thị Thanh Hà đã kiểm tra bể nước ở toà chung cư HH03C và một số toà chung cư khác nhưng thực tế chưa có nước sạch. 

Cần sớm đảm bảo nguồn nước cho người dân KĐT Thanh Hà

Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Đình Trình, Phó giám đốc Công ty Nước sạch Thanh Hà cho biết, nước hiện nay về được 2.278m3/ngđ. Số lượng này đáp ứng khoảng 70% (lượng nước tối thiểu cấp cho KĐT Thanh Hà 3.000-3.500m3/ngày đêm). 

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 11.

Hình ảnh người dân Khu đô thị Thanh Hà đi mua bình nước về sử dụng sáng ngày 19/10. Ảnh: Gia Khiêm

Theo ông Trình, do nước về chưa đủ nên vẫn thu tập trung, sau phân phối theo giờ và ưu tiên những điểm nóng. 

Cũng xác nhận thông tin trên, Công ty Nước sạch Hà Đông cho biết, đến hôm nay đơn vị đã điều tiết 2.300m3/ngày đêm và hỗ trợ cả nước bằng xe téc. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đang yêu cầu các bên phối hợp đáp ứng sáng mai dồn cho KĐT Thanh Hà ít nhất được 2.800 - 3.000m2/ngày đêm. 

Vụ nước sạch KĐT Thanh Hà: Hàng quán đau đầu phải đóng cửa, đìu hiu vì mất nước  - Ảnh 12.

Mọi người lỉnh kỉnh xô thùng đi xin nước sáng nay. Ảnh: Gia Khiêm

Ông Nguyễn Thế Công, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trách nhiệm cấp nước chính thuộc về Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5, chủ đầu tư dự án. Ông Công cho hay, Sở Xây dựng đã có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 nâng cấp hệ thống trạm cấp nước cục bộ, đảm bảo nguồn nước cấp cho cư dân Thanh Hà đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn 2018 Bộ Y tế. 

Trước đó, thông tin về giải pháp bổ sung nguồn nước dài hạn, đảm bảo cấp nước ổn định trên toàn thành phố, phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết nhà máy nước sạch Xuân Mai với công suất 300.000m3/ngày đêm đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để đầu tư. Nhà đầu tư cam kết cuối năm 2025 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhà máy nước sạch Sông Đà đến 2025 nâng công suất giai đoạn 2 lên 600.000m3/ngày đêm. 

Trong khi Nhà máy nước sạch Sông Đuống cũng sẽ nâng công suất theo quy hoạch tối đa 900.000 m3/ngày đêm. Quý I/2024, nhà máy nước mặt Sông Hồng cũng hoàn thành với công suất là 300.000 m3/ngày đêm (hiện cơ bản hoàn thành, chỉ còn hoàn thiện hệ thống truyền tải khung). Một nhà máy nước mặt khác là Bắc Thăng Long (Vân Trì) cũng nâng công suất lên 200.000-250.000m3/ngày đêm. 

Ông Công cho biết về cơ bản, đến năm 2025, tổng công suất cấp nước thành phố đạt khoảng 2.000.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, từ giờ đến 2025, trạm cấp nước ngầm trong đó có trạm cấp nước Thanh Hà vẫn phải nâng cấp, đảm bảo sản lượng và chất lượng nước cấp cho người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem