“Bà đỡ” OCOP ở nông thôn Thừa Thiên Huế

Đoàn Hồng - Diệu Bình Thứ năm, ngày 04/07/2019 05:01 AM (GMT+7)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết tâm triển khai tích cực, có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020. Khởi động và truyền thông về chương trình đến các cấp ngành, địa phương và chủ thể kinh tế để tích cực tham gia; đưa OCOP trở thành chương trình quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn.
Bình luận 0

Động lực phát triển kinh tế ở nông thôn

Ngày 15/1/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành Quyết định (số 100/QĐ-UBND) về việc triển khai kế hoạch triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020. Theo đó, mục tiêu chúng của chương trình là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

img

Sản phẩm thanh trà sẽ được xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP.   Ảnh:  CTV

"Trong chiến lược phát triển, OCOP  không chỉ là một tiến trình quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân nói riêng mà đây cũng chính là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước nói chung”.

Ông Phạm Văn Tần

Đặc biệt, OCOP sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Nhất là thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

Ông Phạm Văn Tần - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chính vì vậy, chủ trương đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP sẽ tạo động lực lớn để phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho người dân.

Mỗi huyện chọn 1-2 sản phẩm để phát triển

Theo kế hoạch triển khai chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2019-2020, phấn đấu ít nhất 20 sản phẩm tiềm năng, có lợi thế của địa phương được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó, mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1-2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển. Đối với cấp tỉnh sẽ lựa chọn 2 sản phẩm có lợi thế nhất để phấn đấu đạt tiêu chí sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên - Huế (4-5 sao)...

Được biết, tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện chương trình OCOP của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn 2019 - 2020 là 11.420 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ...

“Trong năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu có ít nhất 10 sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và hoàn thiện. 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh. Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức, triển khai chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho khoảng 300 cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình” – ông Tần thông tin.

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm, các sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ tham gia chương trình OCOP phải có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Sản phẩm bao gồm 6 nhóm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem