3 giải pháp ngăn chặn tai nạn giao thông

T.A Thứ bảy, ngày 11/05/2019 06:20 AM (GMT+7)
Để ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, cần phải tuyên truyền giáo dục 3 giải pháp: Thứ nhất là xây dựng các chuẩn tắc; Thứ hai là phổ biến cho mọi người biết qua tuyên truyền, giáo dục; Thứ ba là kiểm tra và xử lý.
Bình luận 0

Để ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, cần phải tuyên truyền giáo dục 3 giải pháp: Thứ nhất là xây dựng các chuẩn tắc; Thứ hai là phổ biến cho mọi người biết qua tuyên truyền, giáo dục; Thứ ba là kiểm tra và xử lý.

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, thời gian qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến sử dụng rượu bia được Ủy ban và các bộ ngành, địa phương, các cơ quan truyền thông, cộng đồng mạng xã hội triển khai rất mạnh mẽ.

Đến nay, sự quan tâm của cộng đồng mạng đối với những người uống rượu bia vẫn tham gia giao thông, gây tai nạn nghiêm trọng là rất lớn. Đây là cơ hội để chúng ta tổ chức các đợt truyền thông, thay đổi nhận thức, hành vi về việc uống rượu bia không lái xe.

img

Hiện trường vụ tai nạn giao thông do nữ tài xế sử dụng rượu bia gây ra tại quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.  Ảnh: I.T

Nếu không làm tốt khâu tuyên truyền từ đầu thì rất khó có thể giảm được tình trạng tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn, bởi thực tế cho thấy, vẫn còn một điểm yếu trong công tác tuyên truyền, đó là chưa thực sự đo đếm, đánh giá được tác động làm thay đổi nhận thức hành vi của người tiếp nhận thông điệp tuyên truyền.

Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, việc cần làm trong truyền thông về đảm bảo an toàn giao thông là phải có cơ quan độc lập đo đếm với những phương pháp được chuẩn hoá, đánh giá tác động của công tác truyền thông, giáo dục.

Bên cạnh đó, cần phải hiểu rõ tuyên truyền giáo dục là một gói các giải pháp: Thứ nhất là xây dựng các chuẩn tắc; Thứ hai là phổ biến cho mọi người biết qua tuyên truyền, giáo dục; Thứ ba là kiểm tra và xử lý. Có ba nhóm này mới hình thành nên cái gọi là tuyên truyền giáo dục.

Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự hiện hành, hành vi lái xe trong tình trạng sử dụng rượu bia sẽ cấu thành vi phạm hình sự nếu gây hậu quả chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%...

Ngoài ra, theo khoản 4 điều này, người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 điều này (làm chết ba người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên) nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Nếu không gây ra những hậu quả trên hoặc không thuộc trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thì người vi phạm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (phạt tiền đến 18 triệu đồng, xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 6 tháng).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem