Ban Chiêu còn có tên là Cơ, tự Huệ Ban, dân tộc Hán, người An Lăng, Phù Phong (nay là đông bắc Hàm Dương, Thiểm Tây). Cô là con gái của nhà sử học Ban Bưu đời Đông Hán, là em gái của Ban Cố và Ban Siêu, học rộng tài cao, lấy Tào Thọ cùng quận, nhưng sớm phải ở góa.
Tranh vẽ mô tả Ban Chiêu. Ảnh dẫn theo quykx.violet.vn.
Anh trai Ban Cố trước tác “Hán thư”, Bát biểu và “Thiên văn chí”, các bản thảo tán loạn, nhưng chưa xong thì đã qua đời. Ban Chiêu nối chí anh, một mình hoàn thành Biểu thứ 7 (Bách quan công khanh biểu) và Chí thứ 6 (Thiên văn chí), “Hán thư”. Ái mộ tài năng của nàng, hoàng đế Hán Hòa Đế mấy lầu triệu vào cung, lệnh hoàng hậu và quý nhân bái làm thầy, gọi là Tào Thái Cô. Ban Chiêu giỏi phú tụng, sáng tác “Đông chinh phú”, “Nữ giới”. Bà cũng chính là nhà sử học nữ đầu tiên của các nước Á Đông.
Ban Chiêu học vấn uyên thâm, đặc biệt giỏi văn phong. Phụ thân bà là Ban Bưu, đại văn hào đương đại, bản thân Ban Chiêu thường được triệu vào hoàng cung, truyền thụ cho hoàng hậu và các quý nhân học kinh sử. Trong cung tôn, bà làm thầy. Ban Chiêu năm 14 tuổi được gả cho Tào Thế Thúc cùng quận làm vợ, do đó mọi người gọi Ban Chiêu là Tào Thái Cô. Về cá tính mà nói, Tào Thế Thúc hoạt bát hướng ngoại, Ban Chiêu thì ôn hòa nhu mì tinh tế, hai vợ chồng rất nhường nhịn nhau, cuộc sống rất mỹ mãn.
Ban Chiêu là một phụ nữ cổ đại bác học đa tài, phẩm đức cao đẹp, cô là nhà sử học, cũng là nhà văn, còn là nhà chính trị. Sau khi xuất bản “Hán thư”, được đánh giá rất cao, các học giả tranh nhau truyền tụng, hóc búa nhất trong “Hán thư” là biểu thứ 7 “Bách quan công khanh biểu”, và chí thứ 6 “Thiên văn chí”, hai phần này đều do cô độc lập hoàn thành. Nhưng Ban Chiêu vẫn khiêm tốn điền tên anh trai Ban Cố. Học vấn Ban Chiêu rất thâm sâu, đại học giả đương thời là Mã Dung để xin được Ban Chiêu thỉnh giáo đã quỳ ở dưới gác của Đông quán tàng thư, lắng nghe Ban Chiêu giảng giải!
Thời bấy giờ, nhà Đông Hán có nhiều biến cố lịch sử. Năm 105, Hán Hòa Đế qua đời, Hán Thương Đế lúc ấy còn bé được lên ngôi thì 8 tháng sau cũng mất, triều đình rối ren, phản gián khắp nơi. Lúc bấy giờ, Đặng Tuy thái hậu, vợ của Hán Hòa Đế phải vất vả dẹp loạn, đảm nhận việc triều chính. Khâm phục trí tuệ của Ban Chiêu, Đặng thái hậu vẫn thường xin ý kiến của bà trong việc đại sự và coi bà như thầy.
Thời gian đó, rất nhiều ý kiến, lời khuyên của Ban Chiêu đã tạo nên những chính sách quan trọng trong đất nước. Đặng Tuy thái hậu nhờ vậy đã có những quyết định sáng suốt, điều hành triều đình nhà Hán suốt 2 đời vua và được mọi người đánh giá tốt bởi sự uyên bác, bao dung, lễ độ.
Năm 116, Ban Chiêu mất, thọ 71 tuổi. Bà được người đời ngợi ca là một học giả đa tài, mang trong mình những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cổ đại. Không chỉ được coi là nhà sử học nữ đầu tiên của Trung Quốc, Ban Chiêu còn được biết tới như một nhà văn, một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn. Thậm chí, hậu nhân ví bà như “Khổng Tử của nữ giới Trung Quốc”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.