Bình Định: Vì sao trồng dưa lưới công nghệ cao mà ông nông dân có bằng đại học này vẫn phải thả ong vào vườn?

Dũ Tuấn Chủ nhật, ngày 04/10/2020 13:10 PM (GMT+7)
Chinh phục tấm bằng đại học nhưng anh Nguyễn Minh Bảo (30 tuổi, ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) lại quyết định bỏ phố về quê, khởi nghiệp bằng nghề trồng dưa lưới công nghệ cao. Điều độc đáo là vườn dưa lưới công nghệ cao được anh Bảo thả ong vào để chúng thụ phấn hoa từ đó tăng tỷ lệ đậu trái.
Bình luận 0

Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với chuyên ngành Môi trường, anh Nguyễn Minh Bảo không bám trụ mưu sinh từ tấm bằng đại học mình có được, mà lại chọn cách quay trở về quê xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) để làm nông dân.

Trồng dưa lưới sạch, chủ vườn không tốn công thụ phấn hoa… tất cả nhờ vào đàn ong - Ảnh 1.

Bỏ phố về quê để làm nông dân, anh Bảo, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) khởi nghiệp từ nghề trồng dưa lưới.

Đam mê nông nghiệp, năm 2018, vay mượn gần 500 triệu đồng, anh Bảo mạnh dạng đầu tư xây dựng nhà màng trên diện tích hơn 1.000m2 và trang bị đầy đủ hệ thống tưới phun sương, tưới xoay nước, nhỏ giọt tự động, theo công nghệ Israel.

Trồng dưa lưới sạch, chủ vườn không tốn công thụ phấn hoa… tất cả nhờ vào đàn ong - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Minh Bảo, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đang chăm sóc vườn dưa lưới công nghệ cao.

Theo anh Bảo, cần đặc biệt chú ý, theo dõi diễn biến thời tiết, thăm vườn thường xuyên để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật, chăm bón cho phù hợp nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng cho cây dưa lưới.

"Không phải vất vả thụ phấn cho dưa lưới, tôi cho áp dụng kỹ thuật thụ phấn bằng ong. Các thùng ong mật được chuẩn bị trước, đến giai đoạn hoa dưa nở rộ thì tập trung thả ong ra trong vài ngày là đảm bảo thụ phấn toàn bộ diện tích dưa lưới, đạt chất lượng cao", anh Bảo nói.

Trồng dưa lưới sạch, chủ vườn không tốn công thụ phấn hoa… tất cả nhờ vào đàn ong - Ảnh 3.

Anh Bảo đang chăm sóc những cây dưa lưới đang trong giai đoạn gieo cây giống. Trang trại trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Bảo ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định)

Mỗi cây dưa lưới thường đậu 4-5 quả, tuy nhiên chỉ giữ lại 1 quả để quả dưa lớn nhanh, đạt quy chuẩn. Vườn dưa lưới của anh Bảo cho năng suất từ 2,5 đến 3 tấn/vụ, sau khi trừ chi phí mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/vụ. Ngoài ra, anh nông dân có bằng đại học này còn tự mày mò nghiên cứu ươm và lai tạo nhiều giống cây khác như: Ớt, bầu, bí, dưa leo và cà ghép.

Trồng dưa lưới sạch, chủ vườn không tốn công thụ phấn hoa… tất cả nhờ vào đàn ong - Ảnh 4.

Các cây giống được anh Bảo ươm ngay trong vườn tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định).

Đặc biệt, sống bằng nghề trồng dưa lưới công nghệ cao, anh Bảo tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Theo anh Võ Tuấn Hưởng, Bí thư Đoàn xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Trồng dưa lưới sạch, chủ vườn không tốn công thụ phấn hoa… tất cả nhờ vào đàn ong - Ảnh 5.

Vườn dưa lưới của anh Bảo, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho năng suất từ 2,5 đến 3 tấn/vụ, sau khi trừ chi phí mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/vụ.

"Tinh thần không ngại khó, dám nghĩ dám làm của anh Bảo đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân ở địa phương trong việc tạo ra nông sản sạch, có giá trị kinh tế cao", anh Hưởng nhận xét.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem