Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV/2022 và phương hướng nhiệm vụ cho quý I/2023 của Bộ Tài chính, trả lời phản ứng của Bộ Tài chính xung quanh việc Bộ Công Thương đề nghị trao toàn quyền quản lý xăng dầu sang cho Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định: "Chính phủ sẽ cân nhắc cơ quan nào sát sao, đúng chức năng để giao việc".
Ông Chi khẳng định: "Dù giao cho bất kỳ cơ quan nào quản lý đi nữa, giá và thị trường xăng dầu cũng phải điều hành tốt, điều này không phải là vấn đề phải bàn cãi".
Thứ trưởng Chi nói: Đề xuất giao Bộ Tài chính quản lý toàn diện thị trường xăng dầu Bộ Tài chính nắm được tại dự thảo sửa đổi Nghị định 95 về xăng dầu. "Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo sửa đổi Nghị định 95 và có đưa ra các đề xuất, điều này là bình thường. Các đề xuất sau đó được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến dư luận, rồi các cơ quan quản lý phối hợp quản lý hiệu quả, tốt hơn", ông Chi nói.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính: "Quan điểm Bộ Tài chính rõ là thị trường xăng dầu cần một cơ quan đầu mối quản lý để chủ động điều hành và quy rõ trách nhiệm. Và những quan điểm này chúng tôi đã nêu ra tại Quốc hội rồi, quyết định cuối cùng là của Chính phủ. Chính phủ sẽ cân nhắc cơ quan nào sát sao, đúng chức năng nhiệm vụ và đúng chuyên môn thì giao việc".
Mặc dù dư luận khá bức xúc về cách điều hành thị trường xăng dầu và tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra tại phía Nam sau đó lan ra phía Bắc gây ức chế phần lớn dư luận, nhưng lãnh đạo Bộ Tài chính vẫn đánh giá quản lý xăng dầu của Bộ Công Thương "khá tốt".
Thứ trưởng Chi khẳng định: "Năm 2022, giá xăng dầu thế giới biến động dữ dội như vậy, nhưng nhìn chung đến giờ này giá xăng dầu và thị trường xăng dầu trong nước khá ổn định, nhịp nhàng. Nếu Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý toàn diện thị trường xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ phối hợp. Nếu trong trường hợp khác, thì cũng phải sẵn sàng".
"Tôi có suy nghĩ, dù giao cho bất kỳ cơ quan nào, giá xăng dầu cũng phải điều hành tốt, không có vấn đề cần phải bàn cãi", Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.
Như Dân Việt đưa tin, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến, cơ quan này đề xuất trao lại quyền điều hành giá xăng dầu về Bộ Tài chính.
Bộ Công Thương khẳng định xăng dầu là mặt hàng do nhiều Bộ, ngành cùng quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân giao.
Bộ Công Thương nêu: Bộ Công an quản lý về phòng chống cháy nổ xăng dầu, Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn xăng dầu, còn quản lý nguồn cung và giá là Bộ Công Thương và Tài chính đảm trách...
Bộ Công Thương lập luận, nếu giữ nguyên các quy định hiện nay về điều hành, quản lý với xăng dầu sẽ đúng với phân công nhiệm vụ của các Bộ từ nhiều năm qua. Trong đó, điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính rà soát, hướng dẫn xác định các chi phí và công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở.
Bộ Công Thương khẳng định: Tuy nhiên, khi có vấn đề phát sinh, như thời điểm thị trường thiếu hụt nguồn cung cuối năm 2022, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành xử lý vấn đề trong điều hành chưa được chặt chẽ, lúng túng.
Vì thế, Bộ Công Thương đề nghị nên đưa về một đầu mối điều hành giá xăng dầu, cũng như rà soát, hướng dẫn và tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu là Bộ Tài chính. Bộ Công Thương chỉ là đơn vị phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 10/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đề xuất chuyển quyền quản lý xăng dầu về một đầu mối thống nhất là Bộ Công Thương, gồm việc điều hành giá, chi phí kinh doanh định mức... Ngay sau đó, Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Công Thương xem xét đề xuất này để đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về quản lý thị trường xăng dầu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.