Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất

Mộc Anh Thứ năm, ngày 18/08/2022 08:21 AM (GMT+7)
Nhiều trường đại học dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh năm 2022. Mời thí sinh tham khảo để đăng ký nguyện vọng.
Bình luận 0

Các trường dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại là một trong những trường có chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến từ 40-55%) cho các thí sinh dự thi năm 2022, số còn lại là dành cho các phương thức khác. Tổng chỉ tiêu dự kiến là 4.350.

Năm 2021, điểm chuẩn Đại học Thương mại khá cao, tăng mạnh ở một số ngành. Điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 25,80 đến 27,45 điểm. Cao nhất là ngành Marketing (Marketing thương mại) với 27,45 điểm và thấp nhất là ngành Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Năm 2020, điểm chuẩn của Trường Đại học Thương mại lấy trên 24 điểm ở tất cả các ngành, dao động từ 24-26,7. Trong đó, cao nhất là ngành Marketing 26,7 điểm, thấp nhất là ngành Tài chính - Ngân hàng với 24 điểm, cao hơn 2 điểm so với mức điểm chuẩn 2019 là 22 điểm.

Năm 2019, điểm chuẩn các ngành dao động từ 22-24 điểm. Ngành Marketing dẫn đầu với điểm chuẩn là 24 điểm. Những ngành thấp nhất có mức điểm chuẩn 22 điểm, cao hơn 2,5 điểm so với mức chuẩn thấp nhất 2018 là 19,5 điểm.

Như vậy có thể thấy, điểm chuẩn các năm qua của Đại học Thương mại có xu hướng tăng. Trong số các ngành của Đại học Thương mại thì ngành Marketing nhiều năm liền dẫn đầu về điểm chuẩn.

Điểm chuẩn Đại học Thương mại 2 năm gần đây xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Điểm chuẩn Đại học Thương mại năm 2021


Điểm chuẩn Đại học Thương mại: Biến động đáng chú ý từ các năm trước - Ảnh 3.
Điểm chuẩn Đại học Thương mại: Biến động đáng chú ý từ các năm trước - Ảnh 4.

Điểm chuẩn Đại học Thương mại năm 2020

STT

Ngành, nhóm ngành

Điểm chuẩn

1

Quản trị kinh doanh

25.8

2

Quản trị khách sạn

25.5

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

25.4

4

Marketing (Marketing thương mại)

26.7

5

Marketing (Quản trị thương hiệu)

26.15

6

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

26.5

7

Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)

26

8

Kế toán (Kế toán doanh nghiệp - Chất lượng cao)

24

9

Kế toán (Kế toán công)

24.9

10

Kiểm toán

25.7

11

Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)

26.3

12

Kinh tế quốc tế

26.3

13

Kinh tế (Quản lý kinh tế)

25.15

14

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại)

25.3

15

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại - chất lượng cao)

24

16

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính công)

24.3

17

Thương mại điện tử (Quản trị thương mại điện tử)

26.25

18

Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại)

25.4

19

Luật kinh tế

24.7

20

Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại)

24.05

21

Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại)

25.9

22

Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin)

25.25

23

Quản trị nhnâ lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp)

25.55

24

Quản trị khách sạn (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24.6

25

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24.25

26

Hệ thống thông tin quản lý (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24.25

Đại học Hà Nội

Năm 2022, Đại học Hà Nội tuyển sinh 3.140 chỉ tiêu đại học chính quy, với 3 phương thức xét tuyển là Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT (gồm cả ưu tiên xét tuyển thẳng): chiếm 5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội: chiếm 45% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: chiếm 50% tổng chỉ tiêu. Như vậy có thể thấy, Đại học Hà Nội vẫn dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất - Ảnh 4.

Đại học Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh: HANU

Điểm chuẩn Đại học Hà Nội 2 năm gần đây xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Năm 2021, điểm chuẩn Đại học Hà Nội dao động từ 25,70 – 37,55 điểm

Biến động điểm chuẩn Đại học Hà Nội và dự báo “nóng” cho thí sinh - Ảnh 2.
Năm 2020, điểm chuẩn Đại học Hà Nội dao động từ 23,45 - 35,38

Điểm chuẩn Đại học Hà Nội: 2 ngành thời thượng 3 năm "lên ngôi", thí sinh cần tính kỹ nguyện vọng - Ảnh 1.
Đại học Y Hà Nội

Năm 2022, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.170 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm 2021) và 13 ngành/chuyên ngành bằng 3 phương thức xét tuyển chính gồm: Xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế.

Ở phương thức xét dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (đối với tất cả các ngành đào tạo) trường dành 75% tổng chỉ tiêu, thí sinh chỉ sử dụng tổ hợp 3 bài thi/môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.

Điểm chuẩn 2 năm gần đây xét điểm thi tốt nghiệp THPT của Đại học Y Hà Nội như sau:

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2021 và tổng số chỉ tiêu

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội các năm gần đây và lưu ý cho thí sinh - Ảnh 1.

 

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2020

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội các năm gần đây và lưu ý cho thí sinh - Ảnh 2.

Đại học Xây dựng Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tuyển sinh theo các phương thức Xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức; Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh.

Năm 2022, nhà trường tuyển sinh 3.900 chỉ tiêu, trong đó, trường dành phần lớn chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điểm chuẩn Đại học Xây dựng Hà Nội 2 năm gần đây xét điểm thi tốt nghiệp THPT như sau:

Điểm chuẩn Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2021

Đại học Xây dựng công bố điểm chuẩn năm 2021 chỉ từ hơn 5 điểm/môn: So sánh với 3 năm trước - Ảnh 1.

 

Đại học Xây dựng công bố điểm chuẩn năm 2021 chỉ từ hơn 5 điểm/môn: So sánh với 3 năm trước - Ảnh 2.

Điểm chuẩn Đại học Xây dựng năm 2020

Đại học Xây dựng công bố điểm sàn nhiều ngành chỉ 16 điểm, vậy điểm chuẩn 3 năm qua thế nào?  - Ảnh 4.

 

Đại học Xây dựng công bố điểm sàn nhiều ngành chỉ 16 điểm, vậy điểm chuẩn 3 năm qua thế nào?  - Ảnh 5.

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Năm 2022, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.120 chỉ tiêu cho 44 ngành và chương trình đào tạo bằng sáu phương thức gồm: xét tuyển thẳng; xét thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế; dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (phương thức 3); xét học bạ; dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (phương thức 6).

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với ngành đăng ký xét tuyển với tổng chi tiêu dự kiến là 60%.

Điểm chuẩn 2 năm gần đây của Đại học Công nghiệp Hà Nội xét điểm thi tốt nghiệp THPT:

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội 2021


Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội: "Biến động bất ngờ" trong năm 2021 - Ảnh 4.
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội: "Biến động bất ngờ" trong năm 2021 - Ảnh 5.
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội: "Biến động bất ngờ" trong năm 2021 - Ảnh 6.

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2020

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ngành này 4 năm liền giữ nguyên vị trí số 1 - Ảnh 2.


Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

Năm 2022, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh 1.800 chỉ tiêu, trong đó nhiều nhất dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, cụ thể:

Điểm sàn Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 2022 - Ảnh 1.

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 2022 cũng đã thông báo kết quả xét tuyển thẳng, xét tuyển kết quả đánh giá năng lực, xét tuyển chứng chỉ quốc tế, xét tuyển dự bị đại học năm 2022. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Điểm chuẩn Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 2 năm gần nhất xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT như sau:

Biến động điểm chuẩn và học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội  - Ảnh 1.
Biến động điểm chuẩn và học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội  - Ảnh 2.

Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp dự kiến dành tối thiểu 55% chỉ tiêu cho kết quả thi tốt nghiệp THPT trong số 5 phương thức với tống số là 4.868 chỉ tiêu năm 2022.

Điểm chuẩn 2 năm gần đây của Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp xét điểm thi tốt nghiệp THPT


Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất - Ảnh 20.

Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất - Ảnh 21.

Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất - Ảnh 22.

Các trường dành trên 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn 2 năm gần nhất - Ảnh 23.

Đại học Mở Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh 18 ngành với 3.600 chỉ tiêu. Trường dành 3.270 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, 250 chỉ tiêu xét tuyển học bạ và 80 chỉ tiêu xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Trong 18 ngành tuyển sinh đại học hệ chính quy, 13 ngành chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT; ngành Thương mại điện tử chỉ xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức; 4 ngành sử dụng cả 2 phương án kết quả thi THPT và kết quả học bạ gồm: Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Kiến trúc và Thiết kế Công nghiệp.

Dự kiến, điểm chuẩn Đại học Mở Hà Nội 2022 sẽ không có nhiều biến động. Thí sinh và phụ huynh cần tham khảo điểm chuẩn trong 2 năm gần nhất của trường và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để quyết định phù hợp nhất.

Điểm chuẩn Đại học Mở Hà Nội trong 2 năm gần đây xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Biến động điểm chuẩn Đại học Mở: Ngành nào điểm chuẩn tăng vọt trong năm 2021?  - Ảnh 2.
Biến động điểm chuẩn Đại học Mở: Ngành nào điểm chuẩn tăng vọt trong năm 2021?  - Ảnh 3.



Chuyên gia giáo dục nói gì về điểm chuẩn đại học năm nay. Clip: VTC Now

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem