Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 1. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 1.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390551871843910605.jpeg)
Ghi nhận của PV Dân Việt, tại tuyến bờ kè Thanh Đa - đoạn 1.1 bị đổ hoàn toàn.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 2. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 2.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390552351958428271.jpeg)
Tuyến kè bị sụp lún, hư hỏng nghiêm trọng với chiều dài khoảng 120m và chiều rộng từ đỉnh kè đá hiện hữu vào trong bờ khoảng 10m.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 3. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 3.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390552641343870849.jpeg)
Các vết nứt này hình thành cung trượt, gây mất ổn định tuyến kè.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 4. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 4.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390553001956213783.jpeg)
Một số nhà dân nền móng bị rỗng do cát và vật liệu xây dựng bị nước rút ra sông qua đường thoát nước ngầm khi nước triều rút làm sụt lún đỉnh kè.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 5. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 5.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390553401726458870.jpeg)
Trước tình trạng trên, UBND quận Bình Thạnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, đồng thời cắt cử lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm tra nhắc nhở người dân và kịp thời xử lý sự cố xảy ra.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 6. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 6.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-1721039055395197300926.jpeg)
Công trình kè Thanh Đa đoạn 1.1 hiện hữu được xây dựng từ năm 2007, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2008 với chiều dài khoảng 478m.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 7. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 7.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390554481530668341.jpeg)
Đến nay, thời gian khai thác dài (trên 15 năm), kết cấu và vật liệu đã lão hóa, giảm khả năng liên kết và dễ bị ảnh hưởng khi có tác động tiêu cực từ bên ngoài (sóng, dòng chảy, chế độ triều, gia tăng tải trọng do xây dựng...) làm cho công trình kẻ bị sụt lún, chuyển vị nghiêng về phía sông gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân xung quanh.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 8. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 8.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-17210390554851987975373.jpeg)
Tại kỳ họp lần thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X, diễn ra sáng 15/7, ông Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND thành phố, đã trình bày các tờ trình của UBND TP.HCM tới các đại biểu. Trong đó, UBND thành phố đã xin chủ trương đầu tư dự án xây dựng kiên cố tuyến kè Thanh Đa đoạn 1.1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, có tổng mức đầu tư hơn 651 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2024-2027.
![Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 9. Cận cảnh nơi được TP.HCM đề nghị chi hơn 650 tỷ để tránh sạt lở- Ảnh 9.](https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/7/15/base64-1721039055527652256589.jpeg)
Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận. Tổng vốn thực hiện dự án là 651,154 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách Thành phố. UBND TP.HCM khẳng định, việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình kè kiên cố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm, đồng thời đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống cho người dân khu vực, kết hợp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông (đường thủy, đường bộ), kết hợp chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực theo quy hoạch.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.