Chuyên gia hiến kế "đãi vàng" dân số hiệu quả nhất

Lê Mai Thứ tư, ngày 23/12/2020 11:49 AM (GMT+7)
Việt Nam đang ở giai đoạn dân số vàng, có lợi thế lớn đóng góp vào phát triển kinh tế nếu được khai thác tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa cao...
Bình luận 0

Chia sẻ về giai đoạn dân số vàng của Việt Nam, TS Phạm Xuân Khánh - Phụ trách Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cho biết, cơ cấu dân số vàng trong tiếng Anh được gọi là Golden population structure. Cơ cấu dân số vàng được hiểu là số người trong độ tuổi lao động tăng gấp hai lần số người phụ thuộc.

"Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với 69% dân số trong tuổi lao động. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để nâng cao hiệu quả lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước", ông Khánh chia sẻ. 

Lợi thế to lớn của cơ cấu dân số vàng đem lại chính là nguồn nhân lực dồi dào nếu được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai của đất nước. Nói cách khác, nếu tận dụng được cơ cấu dân số vàng sẽ tạo ra sự vượt bậc về kinh tế. Về mặt xã hội, dân số vàng tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Chuyên gia hiến kế "đãi vàng" dân số - Ảnh 1.

TS Phạm Xuân Khánh

Theo ông Khánh, để phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng nguồn lao động, trong đó đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động;

Đa dạng hóa ngành nghề, các ngành sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn và thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho nguồn lao động này;  Tăng cường cơ hội việc làm, nhất là cho thanh niên vùng nông thôn, miền núi; Tạo bình đẳng giới trên thị trường lao động; chính sách di dân bảo đảm phân bố dân cư và lao động hợp lý cho các vùng, miền, khu vực.

Tuy nhiên, ở nước ta, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (có gần 77% với hơn 43 triệu lao động) có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông, làm các công việc giản đơn, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực; khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn nhiều hạn chế. 

"Dân số vàng" cũng đang thiếu hụt các kỹ năng về năng lực quản lý; an toàn lao động; năng lực giao tiếp, làm việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tổ chức thực hiện; tự tư duy, tự nhận biết vấn đề và tự đưa ra được những đề xuất cải thiện, cải tiến hiệu suất công việc một cách tổng quát và luôn nỗ lực để có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng tốt hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nguồn lao động đang có sự bất cập về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ do phần đông các em có tư tưởng thích làm thầy. 

"Đó chính là những thách thức rất lớn cho giai đoạn cơ cấu dân số vàng", TS Khánh nhận định. 

Ông Khánh cho rằng, cơ hội chuyển thành “dư lợi dân số” chỉ còn vài năm nữa, nếu không thay đổi năng suất lao động thì dư lợi dân số đang dương sẽ trở về 0, sau đó sẽ là số âm trong những năm tiếp theo. Nếu chúng ta không "đãi vàng" nhanh thì chúng ta chưa giàu đã "già". 

"Để phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng nguồn lao động, trong đó đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động. 

Đa dạng hóa ngành nghề, các ngành sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn và thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho nguồn lao động này. Tăng cường cơ hội việc làm, nhất là cho thanh niên vùng nông thôn, miền núi. Tạo bình đẳng giới trên thị trường lao động; chính sách di dân bảo đảm phân bố dân cư và lao động hợp lý cho các vùng, miền, khu vực", ông Khánh phân tích. 

Chuyên gia hiến kế "đãi vàng" dân số - Ảnh 2.

70% "dân số vàng" chỉ là lao động giản đơn

Ngoài ra, theo ông Khánh cần duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”; Khuyến khích đầu tư tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, bảo đảm “người có khả năng làm việc” là có việc làm; Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.

Do đặc điểm thời kỳ “dân số vàng” là mức sinh thấp nên xét trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông giảm mạnh. Mặt khác, trong phạm vi hộ gia đình, nhờ kết quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình chăm sóc sức khỏe và cho con đến trường, tạo điều kiện cho nước ta chuyển hướng phát triển giáo dục từ số lượng sang chất lượng. Không chỉ thế, điều này còn làm cân bằng giữa tỷ lệ nữ sinh và nam sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm nâng cao vị thế của phụ nữ, góp phần thực hiện tốt bình đẳng giới...

"Vì vậy, để biến cơ hội dân số vàng thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc làm đầu tiên là cần phải cải thiện chất lượng lao động thông qua ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo chất lượng cao", ông Khánh nói

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem