Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Căn cước công dân được quy định trong Khoản 1, Điều 3, Luật căn cước công dân 2014 là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Chứng minh nhân dân được quy định tại Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật căn cước công dân 2014 được ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ ngày 1/1/2020, sẽ thực hiện thống nhất cấp thẻ căn cước công dân trên cả nước.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 Luật căn cước công dân 2014 Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, đối với Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, không bắt buộc phải đổi Chứng minh nhân dân đang còn thời hạn sử dụng sang Căn cước công dân. Tuy nhiên, nếu công dân có yêu cầu thì được giải quyết đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.