Có tất cả bao nhiêu phương thức xét tuyển đại học năm 2022 và mã đăng ký thế nào?

Tào Nga Chủ nhật, ngày 26/06/2022 16:12 PM (GMT+7)
Theo thông tin từ Bộ GDĐT, hiện tại có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học và thí sinh lưu ý các mã đăng ký để tránh sai sót khi làm thủ tục xét tuyển vào đại học.
Bình luận 0

Có 20 phương thức xét tuyển đại học

Theo Bộ GDĐT, tuyển sinh đại học năm 2022, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định, cụ thể là từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). 

Theo đó, thí sinh cần tìm hiểu thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển, mã tổ hợp được cơ sở đào tạo công khai trong đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để nhập liệu và cho chính xác.

Có tất cả bao nhiêu phương thức xét tuyển đại học năm 2022 và điều gì cần lưu ý? - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2021. Ảnh: Gia Khiêm

Bộ GDĐT công bố hiện tại có 20 phương thức xét tuyển đại học. Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký tự do cơ sở đào tạo tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định (trong trang Nghiệp vụ), hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định.

Mã tổ hợp xét tuyển: Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT (có sử dụng mã tổ hợp như xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT) sử dụng mã tổ hợp xét tuyển do Bộ GDĐT quy định; đối với các tổ hợp có môn năng khiếu, các môn năng khiếu NK1, NK2 là do CSĐT quy định. Đối với các phương thức xét tuyển khác: Mã tổ hợp gồm 3 ký tự do CSĐT tự quy định.

20 phương thức xét tuyển đại học là:  

Có tất cả bao nhiêu phương thức xét tuyển đại học năm 2022 và điều gì cần lưu ý? - Ảnh 2.

Có tất cả bao nhiêu phương thức xét tuyển đại học năm 2022 và điều gì cần lưu ý? - Ảnh 3.

20 phương thức xét tuyển đại học. Ảnh: CMH

Những điều cần lưu ý

Theo Bộ GDĐT, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. 

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra từ ngày 6-9/7. Sau 3 ngày kể từ khi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.

Sau 1 ngày kể từ khi Bộ GDĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, các trường sẽ điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và trang thông tin điện tử của trường.

Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT, cổng dịch vụ công quốc gia sau ngày kết thúc thi THPT (kéo dài 6 tuần).

Sau 1 ngày công bố kết quả phúc khảo kỳ thi THPT, Bộ GDĐT sẽ tải cơ sở dữ liệu chính thức để xét tuyển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem