Rằm tháng giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu.
Vào ngày này người Việt Nam thường tiến hành nghi lễ cúng cúng gia tiên, báo cáo kết thúc tháng Tết và chính thức bắt nhịp vào cuộc sống sinh hoạt lao động của năm mới.
Với Phật tử, những gia đình theo đạo Phật, thờ Phật tại gia thì ngày này còn làm lễ cúng Phật cầu bình an, có thể tiến hành tại nhà hoặc ở chùa.
Ngoài cúng rằm tháng giêng, người Việt có truyền thống dâng sao giải hạn vào ngày 15/1 âm lịch để tránh tai kiếp rủi ro trong năm mới, giúp gia đình yên ổn thuận lợi.
Rằm tháng giêng năm 2021 vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch (ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo), tức thứ Sáu ngày 26/2/2021.
Thông thường lễ cúng rằm tháng giêng sẽ được diễn ra vào ngày chính Rằm (ngày 15 âm lịch).
Tuy nhiên, ngày nay do điều kiện công việc bận rộn nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 âm lịch.
Vì vậy, để lễ cúng rằm tháng giêng vẫn có thể thực hiện theo đúng truyền thống nhiều gia đình đã chọn cúng vào khoảng thời gian 2 ngày 14-15 tháng Giêng để phù hợp hơn.
Theo các chuyên gia, việc cúng rằm tháng giêng vào giờ chính Ngọ ngày 15/1 âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng đều được.
Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ.
Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.
Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, gia chủ có thể chọn để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cũng rất phù hợp:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.