Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cụ thể, ông Trần Quang Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Hoà, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đặt câu hỏi: Quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng hệ thống các khu, cụm công nghiệp và xây dựng các khu dân cư. Xin được hỏi ngành chức năng có những chủ trương, biện pháp như thế nào để giữ lại đất nông nghiệp phục vụ sản xuất của nông dân, nhất là đối với các diện tích đất sản xuất lúa ven các tuyến giao thông thuận lợi? Việc triển khai Luật đất đai mới đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện như thế nào?.
Trong khi đó, Hội Nông dân huyện Nam Giang (Quảng Nam) lại quan tâm đến vấn đề hiện nay trên địa bàn huyện Nam Giang việc cắm mốc ranh giới quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang và Vườn quốc gia Sông Thanh, có nhiều điểm cắm mốc bảo vệ nằm trong đất sản xuất, đất canh tác của người dân từ bấy lâu nay; có khu đất người dân chăm sóc, bảo vệ trồng cây gỗ lớn như lim, giổi, lát,… và một số cây ăn quả từ hàng chục năm nay, hiện nay cây đã to, có thể khai thác để làm nhà. Nhưng Ban quản lý lại cấm không cho khai thác, đưa vào rừng quản lý, bảo vệ.
Hội Nông dân Nam Giang kiến nghị các cấp, các ngành chức năng có giải pháp tháo gỡ, thực hiện tách bóc các loại đất rừng phù hợp để người dân tiếp tục được canh tác, sản xuất.
Hội Nông dân xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) nêu thực tế hiện nay, nhiều hội viên nông dân, HTX có nhu cầu thuê đất nông nghiệp lâu dài để đầu tư, phát triển sản xuất quy mô, tập trung; trong khi đó, vẫn có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất lúa bị bỏ hoang lâu ngày, không canh tác vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bị bồi lấp, không có nước,....
"Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm xem xét cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những diện tích đất nông nghiệp không thể và không còn phù hợp để sản xuất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất đai", Hội Nông dân xã Duy Trinh kiến nghị.
Hội Nông dân huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cũng quan tâm đến vấn đề đất đai. Theo Hội Nông dân huyện Hữu Lũng, trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên ngập úng, trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả nên gần như bỏ hoang, quanh năm ngập úng. Một số người dân muốn cải tạo đất đó thành diện tích trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng quy định của Luật Đất đai nghiêm cấm đổ đất vào vùng trũng và nếu chuyển đổi thì rất khó khăn trong việc làm các thủ tục hồ sơ.
Hội Nông dân Hữu Lũng kiến nghị ngành chức năng có giải pháp giúp nông dân rút ngắn các thủ tục trong việc chuyển đối đất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.