Hà Nội ngày càng phát triển, nhiều khu đô thị, đường sá, nhà cao tầng chọc trời mọc lên san sát. Song song với đó, các giá trị văn hóa vẫn được giữ gìn, bảo tồn.
Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), trái tim của Thủ đô đẹp rực rỡ những ngày mùa thu tháng mười. Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), t ên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Ảnh: Lam Thanh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình và Tòa nhà Quốc hội. Đây là khu vực vô cùng quan trọng, thiêng liêng không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước. Mỗi ngày có hàng nghìn người đến quảng trường Ba Đình vui chơi, trong khi đó Tòa nhà Quốc hội là nơi quyết định các vấn đề quan trọng bậc nhất của quốc gia. Ảnh: Lê Hiếu.
Cột cờ Hà Nội, một di sản kiến trúc còn sót lại từ thời nhà Nguyễn (bắt đầu xây dựng năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố Hà Nội thân yêu. Hiện, những kiến trúc cổ truyền được gìn giữ, bảo tồn giá trị qua năm tháng. Ảnh: Lê Hiếu.
Không chỉ có loạt di sản kiến trúc vô cùng quý giá. Hà Nội còn là vùng đất kinh đô nghìn năm văn hiến, văn hóa Hà Nội hội tụ kết tinh, tinh túy văn hóa của mọi miền đất nước. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà nội phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của người Tràng An. Trong ảnh, Hà Nội tái hiện 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10-2024) bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Viết Thành.
Hà Nội còn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới. Đã có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nhiếp ảnh… nước ngoài đến với Hà Nội. Ấn tượng tốt đẹp về một “Thủ đô phẩm giá của con người”, một “Thành phố vì hòa bình” đã lấp lánh trong những tác phẩm của họ. Ảnh: Quang Vinh.
Có thể nói, văn hóa Hà nội với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Hà nội - trái tim của đất nước, thành phố hòa bình được biết đến với những tinh hoa văn hóa nghìn năm . Ảnh: Lê Bích.
Văn hóa tạo tiền đề cho Hà Nội ngày càng phát triển hiện đại, chính vì thế song song với việc gìn giữ các kiến trúc cổ truyền, giá trị trăm năm, nghìn năm. Thì nay, nhiều nơi ở Hà Nội được quy hoạch, xây dựng bài bản, mang dáng dấp một đô thị hiện đại, xứng tầm vị thế Thủ đô. Trong ảnh là loạt nhà cao tầng ở trục phía Tây Hà Nội. Ảnh: Viết Niệm.
Mạng lưới giao thông Hà Nội cũng được chú trọng, kết nối với nhiều khu vực phát triển kinh tế vệ tinh lân cận và toàn bộ miền Bắc. Trong ảnh là khu vực đại lộ Thăng Long kết nối với nhiều địa phương phía Tây, Tây Nam của Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú.
Nút giao hiện đại đường Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - đại lộ Thăng Long. Các công trình và nhà cao tầng chủ yếu quy hoạch ở hướng Tây và Tây Nam của Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu
Đường trên cao tuyến metro đô thị thứ 2 của Hà Nội Nhổn - ga Hà Nội đi vào hoạt động là một sự kiện được nhiều người Hà Nội mong chờ. Sau hơn 10 lần lỡ hẹn, đội vốn hàng nghìn tỷ đồng, tuyến metro hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô, đem lại nhiều sự thuận tiện cho người dân. Ảnh: Phạm Hưng.
Thêm một công trình khác của Hà Nội đi vào hoạt động nhân 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô là Cung Thiếu nhi Hà Nội. Công trình được đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng với lối kiến trúc hiện đại, thân thiện. Công trình nằm ở trung tâm phát triển của quận Cầu Giấy, nơi nhiều tòa nhà chọc trời, các văn phòng, chung cư mọc lên san sát. Ảnh: Ngọc Tú.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam sắp được khánh thành là một công trình mang nhiều ý nghĩa cả về cảnh quan và văn hóa, lịch sử. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử về truyền thống đấu tranh, anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Công trình được đầu tư 2.500 tỷ đồng và sẽ đi vào hoạt động đầu tháng 11 năm nay. Ảnh: Phạm Hưng.
Khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia và khu lõi phát triển của quận Thanh Xuân, Cầu Giấy... Nơi có nhiều khu đô thị, đường sá hiện đại. Ảnh: Ngọc Thành.
Một khu đô thị phát triển thuộc quận Hoàng Mai. Ảnh: Lê Hiếu.
Tòa nhà Keangnam cao nhất Hà Nội (336 mét) trên trục đường Phạm Hùng. Bên cạnh là loạt tòa nhà chọc trời khác. Ảnh: Viết Niệm.
Nhiều cây cầu ở Hà Nội cũng được xây dựng trong những năm qua, điển hình là cầu Nhật Tân. Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng. Cầu được xem là biểu tượng mới của thành phố Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. Trong ảnh, người dân đón U23 Việt Nam trở về nước sau khi giành ngôi vị Á quân U23 Châu Á. Ảnh: Lê Hiếu.
Đường Thanh Niên (hay còn gọi là Cổ Ngư) khi hoàng hôn buông xuống. Đây là khu vực ít thay đổi trong nhiều năm qua, nhìn trong ảnh có thể thấy, khu vực phát triển nhất vẫn là phía Tây, Tây Nam của Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu.
Một Hà Nội hiện đại về đêm, ảnh chụp tại quận Cầu Giấy tiếp giáp quận Thanh Xuân. Ảnh: Lê Hiếu.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lấp lánh trong ánh đèn đường, đây là cao tốc dài 105 km, là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, kết nối Hà Nội với các cực tăng trưởng của vùng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... Ảnh: Lê Hiếu.
Có thể nói với những gì đang có, đây là tiền đề để Thủ đô thân yêu ngày càng phát triển, đặc sắc và vượt trội về mọi mặt, ở tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Lê Hiếu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.