"Đột phá" du hành vũ trụ: Warp Drive du hành xuyên không gian nhanh hơn tốc độ ánh sáng như phim Star Trek ra đời

Thứ ba, ngày 23/03/2021 13:00 PM (GMT+7)
Nhân loại đã gần hơn với việc du hành không gian nhanh hơn tốc độ của ánh sáng thêm một bước nữa.
Bình luận 0

Mới đây, các nhà khoa học đã tuyên bố họ đã xây dựng một bản vẽ mô phỏng hoàn toàn mô hình thực tế của động cơ Warp Drive, phản pháo lại quan niệm cho rằng việc du hành xyên không gian nhanh hơn tốc độ ánh sáng là một điều điên rồ: "Rằng cần phải có những tác động ngoại lai và nguồn năng lượng âm thì mới tạo ra được động cơ này". Mô hình mới được đánh giá là rất thú vị, nhưng việc tạo ra động cơ Warp Drive trong thực tế có lẽ vẫn còn phải được nghiên cứu trong hàng thập kỷ thậm chí hàng thế kỷ nữa.

"Đột phá" du hành vũ trụ: Warp Drive du hành xuyên không gian nhanh hơn tốc độ ánh sáng như phim Star Trek ra đời - Ảnh 1.

Du hành qua những nếp gấp thời gian

Thuật ngữ "Warp Drive" xuất phát từ những bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất bạn đã từng xem, trong đó có thể kể đến series phim Star Trek. Động cơ Warp Drive với vận tốc nhanh hơn ánh sáng được Liên đoàn thực hiện bằng cách cho xảy ra một vụ va chạm giữa vật chất và phi vật chất chuyển đổi năng lượng tạo thành lực đẩy. Theo Star Trek, chính sức mạnh phi thường này đã đẩy con tàu đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về đưa ra nhiều học thuyết về việc có thể du hành không gian khi đạt vận tốc nhanh hơn tốc độ của ánh sáng trong nhiều thập kỷ qua. Một trong những lý do chính khơi gợi được sự hứng thú của họ trong lĩnh vực nghiên cứu này chính là sự quan tâm dành cho Chủ nghĩa thực dụng thuần túy: "Nếu không thể tạo ra động cơ Warp Drive thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận với nhiều ngôi sao trên vũ trụ kia. Ngôi sao gần nhất mà hiện nay chúng ta có thể đặt chân đến cũng cách Trái Đất 4 năm tốc độ ánh sáng"

Xuất phát từ những thông tin thế giới có về động cơ Warp Drive từ năm 1994, khi một nhà vật lý nổi tiếng Miguel Alcubierre lần đầu tiên đề cập đến cái mà các nhà khoa học gọi là ổ Alcubierre. Ổ đĩa Alcubierre hoạt động dựa theo theo lý thuyết tương đối rộng của Einstein để đạt được hành trình siêu tối đa. Miguel Alcubierre đã viết về ổ Alcubierre trong bài báo của mình: "Bằng sự giãn nở cục bộ hoàn toàn của không thời gian phía sau tàu vũ trụ và sự co lại ngược lại ở phía trước, nó có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng mà những người quan sát bên ngoài vùng nhiễu động nhìn thấy."

Về cơ bản, một ổ Alcubierre sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ, có thể nhiều hơn những gì có sẵn trong vũ trụ để co lại và xoay chuyển không gian và thời gian trước mặt nó và tạo ra một bong bóng. Bên trong bong bóng đó sẽ là một hệ quy chiếu quán tính, nơi các nhà thám hiểm khi ngồi vào trong sẽ không cảm nhận được gia tốc thích hợp. Các quy tắc vật lý sẽ vẫn tồn tại trong bong bóng đó, nhưng con tàu sẽ được thay đổi theo những tác động từ không gian bên ngoài.

Hiếu (popularmechanics)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem